Mặt hàng thực phẩm chức năng đang bị biến tướng thành "đa cấp", kiếm lời bất chính

Thứ năm, 22/11/2018 17:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là nhận định được các chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm chức năng đưa ra tại Hội nghị Khoa học quốc tế về thực phẩm chức năng lần thứ 2, do Bộ Y tế tổ chức ngày 22/11 tại Hà Nội.

Báo Công luận
Hội nghị khoa học quốc tế về Thực phẩm chức năng lần thứ 2 được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: P.V 

Ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, là một nước nhiệt đới với nhiều nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú, đa dạng, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới chất lượng tốt, chuẩn hóa quy trình sản xuất sản phẩm an toàn, hướng tới xây dựng ngành thực phẩm chức năng bền vững và phát triển tiến bộ. Ngoài ra, công tác nghiên cứu khoa học cũng liên quan mật thiết với quy định quản lý an toàn thực phẩm sản phẩm thực phẩm chức năng.

Theo ông Cường, khái niệm về thực phẩm chức năng (TPCN) rất rộng, đó là hỗ trợ chức năng cơ thể của con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng… Theo đó, một số nhà sản xuất đã lợi dụng để sản xuất sản phẩm TPCN không đạt chất lượng, nhập nhèm trong thông tin quảng cáo gây hiểu lầm, tốn kém cho người tiêu dùng, khiến người bệnh bỏ qua thời gian vàng trong chữa trị…

Tham dự Hội nghị có hơn 300 đại biểu đến từ các ban ngành, cơ quan Quốc hội và Chính phủ (Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Ủy ban Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và một số bộ ngành liên quan), các viện nghiên cứu trong nước, quốc tế (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Singapore) và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trong và ngoài nước.

Ông Cường cho biết thêm, những vi phạm phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất TPCN là vi phạm quảng cáo, quảng cáo quá công dụng của sản phẩm. Thậm chí nhiều sản phẩm được sản xuất khi chưa đăng ký với cơ quan quản lý; sản phẩm dù chưa được phép lưu hành nhưng đã đưa ra thị trường; vi phạm các quy định cấm, sản xuất không đúng với chất lượng công bố (đăng ký một đằng, sản xuất chất lượng một nẻo)…

Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết thêm, trên thị trường Việt Nam hiện có tới 70% sản phẩm TPCN được sản xuất trong nước, trên 20% được nhập khẩu. “Đây là mặt hàng tương đối mới, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2000. Từ đó đến nay Bộ Y tế đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật để quản lý sản phẩm này. Trong đó, quy định mạnh mẽ nhất là việc ghi nhãn mác TPCN. Cụ thể, ngoài các quy định bắt buộc, trên nhãn các sản phẩm phải ghi rõ “thực phẩm này không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh”.

Dù có những quy định rất rõ ràng, nhưng thực tế vẫn có một số doanh nghiệp vi phạm. Nhiều doanh nghiệp cố tình ghi nhãn TPCN như thuốc chữa bệnh, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Nhiều bệnh nhân tin tưởng là thuốc mua về uống khiến bệnh ngày càng nặng thêm…

“Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, chúng tôi phối hợp với một số cơ quan tiến hành hậu kiểm nhằm phát hiện những hành vi vi phạm và sẽ xử lý rất nặng. Đặc biệt, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm trong việc quảng cáo, ghi nhãn mác TPCN...”, ông Phong nêu rõ.

Cũng theo ông Phong, nhằm quản lý an toàn TPCN và nâng cao chất lượng sản phẩm này, bắt đầu từ 1/7/2019, tất cả các doanh nghiệp sản xuất TPCN phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP.

“Thực tiễn nhiều doanh nghiệp dù chưa được chứng nhận GMP, nhưng qua khảo sát của cơ quan chức năng thì thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã đạt tiêu chuẩn GMP, và họ đang trong quá trình làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận. Hiện chúng tôi đã cấp giấy chứng nhận đạt GMP cho hơn 10 doanh nghiệp. 

Dự kiến thời gian tới có hơn 100 đến 200 doanh nghiệp sẽ đạt GMP. Chúng ta không lo thiếu TPCN, chỉ lo thiếu sản phẩm tốt. Do vậy nếu không quản lý chặt chẽ thì hệ quả khó lường, chất lượng khó kiểm soát, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Và  chúng tôi kiên quyết thực hiện theo lộ trình này”, ông Phong nhấn mạnh.

Theo PGS, TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, hiện nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng liên tục tăng. Nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng 60 sản phẩm thực phẩm chức năng của 15 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam, thì đến nay cả nước đã có tới 3.600 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 6.800 sản phẩm đang lưu hành.

Tuy nhiên, một thực tế là nhiều doanh nghiệp biến mặt hàng này thành đa cấp, bất chính, khiến ngành thực phẩm chức năng bị biến tướng. Bên cạnh đó, lợi dụng kẽ hở, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng đã đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, công dụng không đúng với quảng cáo, mất niềm tin với người tiêu dùng.

 

Minh Châu


Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe