Mì ăn liền - đầu ra bền vững cho 'thủ phủ' thanh long Bình Thuận

Thứ ba, 11/01/2022 07:08 AM - 0 Trả lời

CLO) Với mục tiêu tạo thêm đầu ra cho ngành nông nghiệp thanh long, giảm áp lực đầu ra cho khoảng 34.000 ha diện tích trồng thanh long tại Bình Thuận, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất mì ăn liền thanh long từ công nghệ NaNo.

Nhà vườn trắng tay vì thanh long rớt giá

Trong những ngày chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2022, giá trái thanh long tại "thủ phủ" thanh long Bình Thuận xuống thấp, chỉ còn từ 500 - 1.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn đứng ngồi không yên trong khi giá xuống thấp, thương lái lại rất kén chọn. 

mi an lien  dau ra ben vung cho thu phu thanh long binh thuan hinh 1

Giá thanh long trái đang xuống thấp.

Ông Nguyễn Hữu Công một thương lái thu mua thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận cho biết, "thời điểm hiện nay đang vào mùa thanh long trái vụ, sản lượng lớn. Tuy nhiên, việc xuất khẩu sang một số thị trường lớn như Trung Quốc đang gặp khó khăn vì thế chúng tôi cũng hạn chế thu mua".

Bà Nguyễn Thị Lành, một nông dân ở Hàm Thuận Bắc buồn rầu, "Tết gần cận kề mà giá thanh long chỉ có mấy trăm ngàn lại kén thương lái. Gia đình chúng tôi làm sao có Tết đây." 

"Nói thật với anh, để thu hồi vốn thì giá thanh long chong đèn trái vụ phải đạt 10.000-15.000/kg, chứ giá như hiện nay thì thua nặng", ông Trần Mỹ ở Hàm Thuận Nam chia sẻ. 

Theo ông Huỳnh Cảnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, từ trước đến nay thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc, chiếm trên 80% sản lượng thanh long của Bình Thuận. Nay, thị trường này đã bị tạm ngưng, dẫn đến hàng bị tồn ứ khá nhiều. 

"Hiện địa phương đang phối hợp với các ngành liên quan, hỗ trợ xúc tiến thị trường tiêu thụ thanh long theo hướng vừa coi trọng đúng mức thị trường trong nước, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, phát triển các kênh phân phối với các địa phương trong cả nước, nhất là thị trường TP. HCM và Hà Nội. Đồng thời, đa dạng và tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trên thế giới; đặt biệt là tăng cường xuất khẩu chính ngạch", ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết. 

Cũng theo ông Tấn, Bình Thuận cũng đang khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến thanh long và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến các loại sản phẩm hàng hoá từ trái thanh long như: thanh long sấy khô, sấy dẻo, sản xuất các loại nước ép thanh long, rượu vang thanh long, làm bánh, mứt, kẹo... để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Thêm đầu ra bền vững 

Đặc biệt, vừa qua các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công để kết hợp sản xuất mì ăn liền từ trái thanh long với thương hiệu Caty. 

Đây là sản phẩm mì ăn liền sản xuất từ trái thanh long đầu tiên có mặt tại Việt Nam được nghiêm cứu và sản xuất từ công nghệ NaNo và được các cơ quan chức năng chứng nhận sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ. 

mi an lien  dau ra ben vung cho thu phu thanh long binh thuan hinh 2

Sản xuất mì ăn liền thanh long.

Ông Lê Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Caty Food cho biết, trước đây một số sản phẩm giá trị gia tăng của đơn vị như bánh tráng thanh long đã góp phần tiêu thụ khoảng 20-60 tấn trái/tháng tùy theo đơn hàng; nay có thêm phẩm mì ăn liền thanh long, doanh nghiệp huy vọng sẽ góp phần tiêu thụ thanh long cho nông dân. 

Ông Võ Huy Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận kỳ vọng dự án phát triển sản phẩm mì ăn liền thanh long Caty được thành công. "Trái thanh long với tính mát sẽ giải quyết được hạn chế của mì ăn liền là tính nóng. Sản phẩm này cũng được một số khách hàng quốc tế quan tâm, yêu cầu gửi hàng mẫu sang nên có triển vọng xuất khẩu trong tương lai", ông Hoàng nói.

"Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên vấn đề đầu ra cho trái thanh long gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kinh tế, dẫn đến đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc tạo ra một sản phẩm mới dùng trái Thanh Long làm nguyên liệu là rất cần thiết. Hy vọng, đây là một kênh đầu ra chủ lực cho tương lai", bà Lê Thị Bích Liên, Bí thư huyện ủy huyện Hàm Thuận Nam nói.

Thống kê cho thấy, với diện tích trên 32.000ha, sản lượng hàng năm khoảng 700.000 tấn, Bình Thuận vẫn đang là vùng trồng chuyên canh cây thanh long lớn nhất việt Nam.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

(CLO) Cổ phiếu mã LEC của CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung (LEC) bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.

Thị trường - Doanh nghiệp