Minh bạch thuế để người dân giám sát, tránh hệ lụy

Thứ sáu, 27/04/2018 09:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong quá trình thực hiện các TTHC thuế cũng như tuân thủ chính sách, pháp luật thuế, các doanh nghiệp, hợp tác xã khó tránh khỏi việc gặp các khó khăn, vướng mắc. Sự minh bạch về thuế sẽ giúp người nộp thuế giám sát tốt hơn việc thực thi của cán bộ thuế.

Mục tiêu minh bạch hóa nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh mà Chính phủ đặt ra cho thấy, Chính phủ đã thực sự xem đây là vấn đề cấp bách mà các bộ, ngành và địa phương phải tích cực triển khai và thực hiện nghiêm túc. Trong bối cảnh nợ công cao; nhiều khoản thuế xuất nhập khẩu phải giảm khi Việt Nam hội nhập với thế giới, tham gia nhiều hiệp định thương mại và nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được thời cơ này để phát triển, để đóng góp nhiều hơn cho đất nước; đặc biệt khi nguồn thu từ khai thác tài nguyên giảm mạnh vì nhiều nguyên nhân… việc tìm thêm các khoản thu cho ngân sách là cần thiết. 

Một vấn đề về minh bạch thuế đang là tâm điểm của dư luận trong thời gian gần đây chính là vấn đề tăng thuế môi trường được tính vào giá xăng và thuế tài sản. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là thu phục lòng dân bằng việc chấn chỉnh mạnh mẽ các tồn tại trên, trước khi bàn đến việc thu thêm thuế. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đã mệt mỏi vì hàng loạt thuế, phí, thì Nhà nước phải xem xét mọi lẽ, trước khi đặt thêm các loại thuế mới. 

Báo Công luận
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là thu phục lòng dân bằng việc chấn chỉnh mạnh mẽ các tồn tại trên, trước khi bàn đến việc thu thêm thuế. 

Trước hết, nên rà soát lại các loại thuế, phí, xem chúng đã hợp lý chưa, liệu có tình trạng “thuế chồng thuế, thuế chồng phí”? Đơn cử, trong lĩnh vực đất đai, theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM, tiền sử dụng đất đang là ẩn số, là gánh nặng cho doanh nghiệp. Chủ đầu tư dự án đang phải nộp tiền sử dụng đất rất lớn, bằng khoảng 70% chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng nên có thể nói doanh nghiệp gần như phải mua lại quyền sử dụng đất lần thứ hai, và gánh nặng này cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu. Tiền sử dụng đất đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành nhà ở: khoảng 10% trong giá thành căn hộ chung cư; khoảng 30% trong giá thành nhà phố; khoảng 50% trong giá thành biệt thự. Trong giao thông, ngoài phí môi trường được tính vào giá thành xăng, dầu, phương tiện giao thông của người dân và doanh nghiệp khi lưu thông trên đường còn phải trả hàng loạt phí khác như phí cầu đường, phí lưu đậu xe… 

Chưa kể, ngay cả phương tiện giao thông mà người dân và doanh nghiệp sử dụng cũng phải chịu hàng loạt thuế, phí… mới được lăn bánh trên đường. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là thu phục lòng dân bằng việc chấn chỉnh mạnh mẽ các tồn tại trên, trước khi bàn đến việc thu thêm thuế. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Theo những gì người dân thấy, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng việc quản lý chi tiêu ngân sách của nhiều bộ, ngành, địa phương còn rất lỏng lẻo, không hiệu quả và thiếu minh bạch. Chi phí xây dựng không ít công trình của Việt Nam vẫn ở mức cao một cách khó hiểu so với chi phí tương tự ở nhiều nước khác. 

Minh bạch hóa quản lý thuế là một xu thế tất yếu mà cơ quan thuế các nước trên thế giới đã và đang hướng tới và cũng là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sự minh bạch trong hoạt động quản lý thuế, giúp cơ quan thuế nhận thức được những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý và kịp thời có các giải pháp khắc phục. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, duy trì một hệ thống thuế đơn giản, minh bạch với ít sắc thuế và mức thuế suất sẽ dễ quản lý và có mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức tạp, đồng thời tạo sự ổn định cho ngân sách nhà nước. Để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nhiều ý kiến cho rằng, cùng với tiếp nhận và xử lý các vướng mắc về kiến nghị sửa đổi chính sách, pháp luật và TTHC thuế từ cộng đồng kinh doanh, Bộ Tài chính và ngành thuế cần chủ động rà soát và phối hợp với các Bộ, ngành địa phương trong việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế. 

Có như vậy, mới khắc phục được tình trạng chồng chéo, không đồng nhất trong một số văn bản quy phạm pháp luật về thuế hiện nay. Việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về thuế cần theo hướng nâng cao chất lượng xây dựng chính sách pháp luật về thuế, đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng, dễ thực hiện, tiến tới sự ổn định của chính sách trong trung hạn và dài hạn nhằm tránh gây khó khăn và thiệt hại cho người nộp thuế do biến động thường xuyên của chính sách thuế. 

Bên cạnh đó, cần thực hiện pháp điển hóa hệ thống pháp luật về thuế và Luật quản lý thuế nhằm đồng bộ và thống nhất các quy phạm pháp luật, tạo thuận lợi cho cộng đồng kinh doanh tra cứu và tuân thủ. Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế Cao Tuấn Anh cho rằng, để nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách thuế, một trong những giải pháp mà ngành thuế đưa ra là, tiếp tục đẩy mạnh phương pháp tuyên truyền hỗ trợ về thuế, thông tin về các chính sách, các thủ tục hành chính (TTHC) trên các phương tiện thông tin đại chúng để người nộp thuế cùng biết. Những giải pháp cải cách thuế mà Chính phủ và Bộ Tài chính đã và đang thực hiện giúp minh bạch hóa hệ thống chính sách thuế, quy trình quản lý thuế, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế, tiết kiệm chi phí tuân thủ. Sau khi có được sự đồng thuận của nhân dân và thu được tiền rồi thì sử dụng như thế nào, hết bao nhiêu cũng phải minh bạch. 

Kết quả sau quá trình chi tiêu số tiền mà nhân dân đóng góp phải đạt được thành quả rõ ràng trong việc sử dụng tiền thuế của dân. Rà soát lại việc sử dụng ngân sách trong thời gian qua. Quan trọng nhất ở đây vẫn là minh bạch, chỉ có minh bạch mới tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Minh bạch nền tài chính ra để hoạt động hiệu quả và thiết thực. Liệu chúng đã thực sự hiệu quả, tiết kiệm và minh bạch? Đây là động thái vô cùng cần thiết và quan trọng để có thể thuyết phục người dân đóng thêm thuế. Có thể, tất cả những việc này không thể làm một sớm, một chiều nhưng Nhà nước phải cho người dân thấy quyết tâm bằng hành động cụ thể thực thi của mình. Đến lúc đó, chắc chắn không người dân nào lại từ chối đóng thuế để góp phần xây dựng đất nước./.

Huyền Thu

 

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm