Mở đường cho lúa gạo

Thứ năm, 18/10/2018 09:05 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo để thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010. Đây được coi là dấu mốc quan trọng và theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, việc ra đời của Nghị định 107/2018/NĐ-CP sẽ tạo điều kiện để từ nay đến cuối năm, bình quân mỗi tháng, các DN có thể xuất khẩu khoảng 400.000 tấn gạo.

Khơi thông lại thị trường

So với Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo được áp dụng trước đây, Nghị định 107/2018/NĐ-CP có nhiều điều kiện nới lỏng hơn. Cụ thể như quy định những thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng thì không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh nêu trên và được phép xuất khẩu các loại gạo này không cần có giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông…

Cũng theo đó, khi thực hiện thủ tục hải quan, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận. Chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn.

Theo các DN chế biến xuất khẩu gạo, thời gian qua, nhiều hợp đồng xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines, Indonesia… được ký kết với lượng đơn hàng khá dồi dào từ nay đến cuối năm. Cụ thể, Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã trúng gói thầu xuất khẩu 2 triệu tấn gạo với giá trị gần 1 tỷ USD sang thị trường Philippines. Ngoài hợp đồng với Philippines, các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Theo dự báo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xuất khẩu gạo của chúng ta từ nay đến cuối năm tiếp tục tăng do nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, Iraq và các nước châu Phi tăng lên. 

Báo Công luận
 
Cơ hội bình đẳng cho doanh nghiệp

Việc ra đời Nghị định 107/2018/NĐ-CP đã tạo cơ hội cho nhiều DN mà trước đây bị bó hẹp vì những hạn chế do Nghị định 109/2010/NĐ-CP thậm chí không dám bước chân vào thương trường hồi sinh. Theo đánh giá của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nếu như trước đây, cả nước chỉ có 150 DN đủ điều kiện mới được tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu gạo thì giờ đây, chính sách mới thông thoáng sẽ tạo cơ hội cho các DN vừa và nhỏ mở rộng thị trường.

Có thể thấy, chỉ sau một thời gian ngắn được “cởi trói”, ngành lúa gạo có nhiều khởi sắc so với những thời gian trước đó. Việc được tạo đà để bước qua các rào cản do Nghị định 109/2010/NĐ-CP mang lại trước đó đã tạo thêm điều kiện cho gạo xuất khẩu tăng mạnh về thị trường cũng như sản lượng. Theo ước tính của các chuyên gia, với việc bám sát, lắng nghe và phát hiện ra nhược điểm cần sửa chữa của Chính phủ với ngành gạo xuất khẩu đã giúp các thương nhân tăng khả năng của mình lên đến khoảng 50 – 60%.

Thị trường xuất khẩu gạo đang được mở rộng và điểm đáng chú ý hơn cả là các DN đã và đang chú trọng hơn đến chất lượng gạo xuất khẩu. Bằng sự cởi trói này, nhiều DN không đơn thuần chỉ đi lo đủ sản lượng gạo mà họ đã bắt đầu liên kết sản xuất với nông dân từ khâu chọn giống đến khâu trồng và thu hoạch, với mục đích làm sao đảm bảo chất lượng gạo đồng đều khi xuất đi trong năm tiếp theo. Đơn cử, Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam là một trong những DN đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào khâu chọn giống chất lượng cao để cung cấp cho thị trường những sản phẩm gạo ngon, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng hiện nay.            

Phương Nguyên

Tin khác

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm