Một số địa phương đề nghị trả lại kế hoạch vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài

Thứ hai, 31/08/2020 20:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đến nay, đã có 5/62 địa phương có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị trả lại kế hoạch vốn, tổng số 1.617, 2 tỷ đồng, trong đó vốn cấp phát là 953,4 tỷ đồng, vốn vay lại là 663,8 tỷ đồng.

Đây là thông tin được đại diện Bộ Tài chính đề cập tại hội nghị trực tuyến giữa Bộ Tài chính với 62 tỉnh, thành phố về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài năm 2020.

Báo cáo tại Hội nghị do bà Nguyễn Xuân Thảo - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại trình bày cho biết, tổng dự toán vốn nước ngoài được giao từ nguồn ngân sách Trung ương (NSTW) theo Quyết định số 1706/QĐ-TTg ngày 29/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ là 60.000 tỷ đồng, trong đó dự toán giao cho các địa phương là 38.484 tỷ đồng.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Bộ Tài chính

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Bộ Tài chính

Số các địa phương đã phân bổ và nhập vào Hệ Tabmis tính đến ngày 27/8/2020 là 90,4% (34.790,9 tỷ đồng), tăng 3,98% so với thời điểm Hội nghị giải ngân ngày 25/6/2020. Tổng dự toán vốn nước ngoài được Trung ương cho vay lại các địa phương là 26.541,6 tỷ đồng theo Quyết định số 2503/QĐ-BTC ngày 29/11/20219 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong đó số đã được các địa phương giao chi tiết và nhập vào hệ thống Tabmis là 19.668 tỷ đồng, đạt 74,1%. 

Các địa phương đã có văn bản trả lại số vốn với tổng số 1.617, 2 tỉ đồng. Ảnh: Dương Lâm

Các địa phương đã có văn bản trả lại số vốn với tổng số 1.617, 2 tỉ đồng. Ảnh: Dương Lâm

Về tình hình giải ngân, báo cáo cho biết, tính đến ngày 27/8/2020, số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (cấp phát) năm 2020 từ nguồn vốn nước ngoài của các địa phương là 8.411 tỷ đồng (bao gồm cả 2.878 tỷ đồng giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước), đạt tỷ lệ 21,86% so với dự toán được giao; tăng 9,14% so với số liệu đã báo cáo tại thời điểm Hội nghị giải ngân ngày 25/6/2020. Số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 nguồn nước ngoài cho các địa phương vay lại là 5.767,6 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 29,3% so với dự toán được các địa phương nhập Tabmis.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cũng cho rằng: “Nếu không có các biện pháp thúc đẩy tăng cường giải ngân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thì từ nay tới cuối năm, khả năng số liệu giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài ở các địa phương cũng không thể tăng được nhiều”.

Những kết quả trên cho thấy, dù việc giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài ở các địa phương đã cải thiện trong hai tháng qua, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nguyên nhân cản trở công tác giải ngân những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, nguồn vốn năm 2019 được chuyển nguồn, kéo dài song song với công tác giải ngân kế hoạch vốn năm 2020; công tác thực hiện đầu tư như giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu kéo dài; dự án đầu tư liên tục phải điều chỉnh…

Dương Lâm

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm