Mùng 1 Tết: Mặt bằng giá cả tăng 50% so với ngày thường, khách hàng tranh cãi mức phụ thu

Thứ sáu, 12/02/2021 08:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong những ngày Tết, mặt bằng giá cả tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đều tăng mạnh, dao động từ 30% - 50% ngày thường. Nhiều người cho rằng, mức tăng giá này là vô lý.

Sáng mùng 1 Tết, vẫn có nhiều người mở quán ăn nhưng phụ thu khá cao so với giá ngày thường

Sáng mùng 1 Tết, vẫn có nhiều người mở quán ăn nhưng phụ thu khá cao so với giá ngày thường

Mặt bằng giá cả tăng mạnh ngày Tết

Giống như mọi năm, tại Hà Nội, ngay từ mùng 1 Tết Tân Sửu 2021, mặt bằng giá cả nhiều mặt hàng, nhất là dịch vụ ăn uống lại tăng giá chóng mặt.

Đơn cử, một bát phở ngày thường có giá 40.000 đồng, thì ngày Tết đã tăng 60.000 đồng, tăng khoảng 33%. Tương tự, một chiếc bánh mỳ ngày thường có giá 20.000 đồng/chiếc, thì trong 6 ngày Tết, giá đã tăng 40.000 đồng/chiếc, tăng gấp đôi.

Trong đó, rau xanh là mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong ngày Tết, nhiều sản phẩm rau xanh bán tại các chợ cóc đã tăng gấp đôi, gấp 3 lần ngày thường. Ví dụ, một mớ rau muống ngày thường có 15.000 đồng/mớ, thì ngày Tết đã tăng 30.000 - 40.000 đồng/mớ.

Một số dịch vụ khác như rửa xe máy, ngày thường 20.000 đồng/chiếc, ngày Tết tăng lên 50.000 đồng/chiếc, tăng 2,5 lần. Dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, ngày thường 50.000 đồng/tiếng, ngày Tết tăng 70.000 - 80.000 đồng/tiếng;....

Đặc biệt, một số cửa hàng kinh doanh cà phê, nhà hàng, áp dụng mức phụ thu ngày Tết, dao động từ 20.000 đồng - 50.000 đồng/lượt.

Dân mạng tranh cãi về mức phụ thu ngày Tết

Trước tốc độ tăng giá phi mã của nhiều dịch vụ ngày Tết, nhiều cư dân mạng cho rằng, đây là hành vi “thừa nước đục thả câu”, của nhiều cửa hàng kinh doanh.

Chị Hoàng Yến (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, mức tăng giá 30% - 50%, thậm chí tăng gấp đôi, gấp 3 lần so với ngày thường là quá cao. Đây chỉ là chiêu trò lợi dụng ngày Tết, để “chặt chém” người mua.

Trong khi đó, nhiều ý kiến khác bình luận rằng, trong khi mọi người được nghỉ lễ, thì các cửa hàng kinh doanh xuyên Tết có quyền tăng giá, hoặc áp mức phụ thu để thưởng thêm cho người lao động.

Anh Đỗ Trung Hiếu, chủ một cửa hàng cà phê trên đường Bạch Mai cho rằng: Ngày thường, lương của một nhân viên sẽ là 25.000 đồng/tiếng. Tuy nhiên, ngày Tết, mức lương sẽ là 50.000 đồng/tiếng. Mức tăng này nhằm thu hút người lao động ở lại làm việc ngày Tết.

“Bài toán nhân sự ngày Tết luôn khó giải quyết. Bởi, ai cũng muốn nghỉ lễ, ai cũng muốn về quê. Nếu không tăng lương, sẽ không ai ở lại làm. Như vậy, bắt buộc phải tăng phụ phí ngày Tết để bù vào khoản chi này. Có thể, các chuỗi cửa hàng lớn, họ không cần tăng giá ngày Tết. Nhưng với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nếu không tăng giá, thì thà đóng cửa, nghỉ Tết còn hơn”, anh Hiếu nói.

Ngoài ra, một số dân mạng đưa ra ý kiến thứ ba, dung hòa được hai ý kiến trên. Tức là tăng giá cũng được, nhưng mức tăng phải hợp lý. Trong đó, mức tăng 30% - 50%, được nhiều người chấp nhận được trong những ngày Tết. Tuy nhiên, tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường là quá cao.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế: Trong những ngày Tết Nguyên đán, cơ cấu thị trường có xu hướng mất cân đối, cầu tăng, nhưng cung thiếu, do người lao động phải nghỉ Tết. Điều này đã ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường, đây là điều hiển nhiên, năm nào cũng xảy ra.

Về mặt quản lý Nhà nước, các Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cũng đã áp dụng nhiều giải pháp để kiểm soát mặt bằng giá cả ngày Tết. Ví dụ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất tăng cường phân phối hàng hóa, tránh tình trạng không có hàng hóa phục vụ người dân ngày Tết.

Tuy nhiên, về việc mặt bằng giá cả trong ngày Tết tăng 30% - 50%, thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba lần so với ngày thường, đây là giao dịch dân sự. Do đó, Nhà nước rất khó để kiểm soát điều này.

PGS.TS Ngô Trí Long nhấn mạnh: “Việc giao dịch giữa cửa hàng và khách hàng là thỏa thuận giữa hai bên, thuận mua thì vừa bán. Nếu cửa hàng tăng giá quá cao, khách hàng có thể từ chối không sử dụng dịch vụ. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, đặc biệt là mạng xã hội, nếu một mặt hàng tăng giá quá “sốc”, không đáng đồng tiền sẽ bị xã hội tẩy chay”.

Dù vậy, PGS.TS Ngô Trí Long cho biết: Trong trường hợp, cửa hàng có hành vi ép giá người mua, hoặc không công khai bảng giá sản phẩm, thì đây là vi phạm pháp luật. Khách hàng có thể thông báo cho các cơ quan chức năng, để tiến hành xử lý vi phạm.

Lâm Vũ 

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp