Muốn mở rộng thương hiệu ra nước ngoài, các công ty Trung Quốc đua nhau tài trợ cho Euro 2020

Thứ bảy, 26/06/2021 14:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi công ty thiết bị gia dụng Hisense trở thành nhà tài trợ đầu tiên của Trung Quốc cho giải vô địch bóng đá châu Âu Euro 2016 và gặt hái được nhiều thành công, 3 doanh nghiệp Trung Quốc khác đã ký kết tài trợ cho Euro 2020.

Tham vọng vươn ra thế giới

Muốn mở rộng thương hiệu ra nước ngoài, các công ty Trung Quốc đua nhau tài trợ cho Euro 2020. Ảnh: UEFA.

Muốn mở rộng thương hiệu ra nước ngoài, các công ty Trung Quốc đua nhau tài trợ cho Euro 2020. Ảnh: UEFA.

“Không chỉ sử dụng bóng đá để xây dựng hình ảnh và hướng đến các tệp khách hàng nội địa, các thương hiệu Trung Quốc còn mong muốn mở rộng thị trường mới, đặc biệt là tại châu Âu”, ông Pierre Justo, giám đốc điều hành mảng quốc tế, truyền thông và thể thao tại hãng tư vấn Kantar, cho biết.

Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các công ty trong nước chuyển ra nước ngoài, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại háo hức quảng bá thương hiệu bằng cách bán hàng ra nước ngoài.

Hisense – doanh nghiệp có trụ sở tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho biết - cho biết đến năm 2025, công ty thiết bị gia dụng này đặt mục tiêu thị trường nước ngoài chiếm 50% tổng doanh thu, trị giá khoảng 23,5 tỷ USD. Mục tiêu được đề ra này gấp 3 lần doanh thu 7,93 tỷ USD mà Hisense kiếm được tại thị trường nước ngoài trong đợt đại dịch năm ngoái.

Nhà sản xuất tivi và thiết bị gia dụng tuyên bố rằng trong năm tháng đầu năm, doanh số bán hàng tại châu Âu của họ đã tăng hơn gấp đôi so với một năm trước, nhờ nhu cầu về tủ lạnh ở Pháp tăng vọt.

Hisense trở thành nhà tài trợ đầu tiên của Trung Quốc cho giải vô địch bóng đá châu Âu Euro 2016. Ảnh: Advanced Television.

Hisense trở thành nhà tài trợ đầu tiên của Trung Quốc cho giải vô địch bóng đá châu Âu Euro 2016. Ảnh: Advanced Television.

Hisense bắt đầu thâm nhập vào thị trường châu Âu từ hơn 10 năm trước và hiện có hơn 8.000 nhân viên tại châu lục này, với các văn phòng tại Đức, Tây Ban Nha và 20 quốc gia khác. Công ty đã tài trợ cho FIFA World Cup 2018 và tiếp tục ký hợp đồng cho năm 2022.

Một nhà tài trợ khác của Trung Quốc, công ty điện thoại thông minh Vivo – nhà tài trợ cho Euro 2020 và 2024 - cho biết họ đã chính thức thâm nhập vào thị trường ở sáu quốc gia châu Âu vào tháng 10 và tuyên bố có hơn 400 triệu người dùng tại hơn 50 quốc gia.

Bên cạnh các thương hiệu kể trên, Alipay (thuộc Alibaba) và TikTok của ByteDance cũng nằm trong số các công ty Trung Quốc tài trợ cho giải bóng Euro 2020.

Theo thống kê của UEFA do AP trích dẫn, Euro 2016 đã thu hút hơn 2 tỷ người theo dõi trên các sóng truyền hình trực tiếp. Đặc biệt, số lượng người xem tại Trung Quốc và Brazil tăng mạnh mẽ.

Vào năm 2018, Alipay đã đồng ý với thỏa thuận đối tác tài trợ kéo dài 8 năm bao gồm Euro 2020 và Euro 2024. Thỏa thuận này có trị giá lên tới 200 triệu euro (238,5 triệu USD), theo nguồn tin được Financial Times. Đối với Euro 2020, thỏa thuận của Alipay bao gồm việc hiển thị các phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của các công ty con.

Những thách thức

Alipay, một trong hai nhà khai thác dịch vụ thanh toán di động lớn ở Trung Quốc, đang cố gắng mở rộng ra toàn cầu bằng cách làm việc với các thương gia nước ngoài và khách du lịch Trung Quốc. Số lượng du khách Trung Quốc đã giảm mạnh kể từ khi đại dịch buộc các nước phải đóng cửa biên giới vào năm ngoái.

Một công ty Trung Quốc khác đang tìm kiếm lợi nhuận từ giải đấu là iQiyi khi quyết định mua lại quyền phát trực tuyến cho các trận đấu của Euro 2020. Tốc độ tăng trưởng người đăng ký của họ đã trì trệ ở mức chỉ trên 100 triệu, trong khi đó, công ty báo doanh thu lỗ 193,4 triệu USD trong quý I năm nay.

Trung Quốc vẫn là một thị trường sinh lợi lớn và đang phát triển cho các môn thể thao quốc tế. Sau nhiều thập kỷ vun đắp, doanh nghiệp địa phương của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia đã đạt giá trị 4 tỷ USD vào năm 2018 , phó ủy viên Mark Tatum nói với Forbes.

Tuy nhiên, không phải mọi sự lúc nào cũng thuận lợi.

Vào năm 2019, một tweet có liên quan đến NBA ủng hộ những người biểu tình ở Hồng Kông đã khiến các công ty ở đại lục đình chỉ thỏa thuận đối tác của họ, với chi phí ước tính lên đến 400 triệu USD cho hiệp hội.

Nền tảng phát trực tuyến video chính thức Tencent đã tiếp tục phát sóng hầu hết các trò chơi sau một vài ngày, trong khi đài truyền hình nhà nước CCTV đã ngừng phát sóng các trận đấu trong hơn một năm.

Hương Vũ

Tin khác

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(CLO) Từ 15h hôm nay (2/5), giá xăng E5 RON92 giảm 8 đồng/lít, còn xăng RON95 tăng 40 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm
TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM thống nhất đề xuất dừng đầu tư dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Đồng thời, chuyển dự án này sang phương thức đầu tư công.

Bất động sản