Muốn Việt Nam “thừa thắng xông lên", phải tránh rủi ro "cạn kiệt" không gian chính sách

Chủ nhật, 25/04/2021 13:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nếu so với thế giới thì những con số mà Việt Nam đạt được trong năm đại dịch Covid-19 và quý I/2021 là rất đáng lạc quan. Tuy nhiên, để kinh tế Việt Nam có thể “thừa thắng xông lên” thì phải tránh rủi ro "cạn kiệt" không gian chính sách…

Muốn Việt Nam “thừa thắng xông lên “thì phải tránh rủi ro

Muốn Việt Nam “thừa thắng xông lên “thì phải tránh rủi ro "cạn kiệt" không gian chính sách. Ảnh minh hoạ.

"Bàn đạp" từ GDP quý I/2021

Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), với diễn biến tích cực dần của đại dịch Covid-19 và kết quả tăng trưởng trong quý I/2021 khi tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020.

Đáng chú ý, quý I đầu năm ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 152,65 tỉ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 77,34 tỉ USD, tăng 22%; nhập khẩu đạt 75,31 tỉ USD, tăng 26,3%.

Cùng với đó, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2021 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước nhưng có vốn đăng ký tăng 27,5%, nguyên nhân do gia tăng số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng và giảm số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.

Tính chung quý I đầu năm, cả nước có 29.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 447,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 245,6 nghìn lao động, giảm 1,4% về số doanh nghiệp, tăng 27,5% về vốn đăng ký và tăng 0,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Trên cơ sở này, CIEM đưa ra 3 kịch bản dự báo về kinh tế Việt Nam trong năm 2021.

Ở kịch bản 1 (bình thường), CIEM dự báo năm 2021, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 5,98%, cùng tỷ lệ lạm phát 3,51%. Mức tăng trưởng sẽ tăng lên 6,45% và 6,61% trong các năm 2022 và 2023.

Với kịch bản 2 (nới lỏng tài khóa và tiền tệ), kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,43% năm 2021. Với việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, CIEM dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên mức 3,78%. Bước sang năm 2022, 2023, mức tăng trưởng mà CIEM dự báo lần lượt là 6,8% và 6,83%.

Còn ở kịch bản 3 (nới lỏng tài khóa và tiền tệ, cùng với cải cách thể chế), kịch bản này dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,47%. Dù mức tăng trưởng cao hơn song đáng chú ý, CIEM dự báo mức lạm phát trong năm 2021 chỉ là 3,56%. Kinh tế trong năm 2022 và 2023 được đẩy lên mức tương ứng 6,88% và 6,92%.

Cần không gian chính sách "tiếp sức"

Bình luận về vấn đề này, các chuyên gia đều cho rằng từ khoá chuyển đổi số sẽ là yếu tố quyết định Việt Nam có thể thừa thắng xông lên trong thời gian tới hay không. Tuy nhiên bên cạnh đó “không gian chính sách” lại đóng vai trò tiên quyết. 

Theo TS. Phạm Thế Anh, những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng thì đã thấy rõ qua con số tăng trưởng. Tuy nhiên, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển đặc biệt là hạ tầng.

Bên cạnh đó, sức khỏe hệ thống ngân hàng vẫn dễ tổn thương cùng với đó là sự phụ thuộc vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu cũng như chất lượng lao động chậm cải thiện.

Ngoài ra, hiệu quả đầu tư công thấp và tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh dù từng bước được cải thiện nhưng về căn bản chưa giải phóng được sức mạnh của doanh nghiệp.

Vì thế, thời gian tới, các chính sách an sinh xã hội vẫn cần được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, việc thực thi chính sách cần quan tâm hơn đến lao động trong khu vực phi chính thức bởi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất và đang khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp, vị này nhấn mạnh.

Còn theo TS Cấn Văn Lực, thành công mục tiêu kép vừa qua cho thấy vai trò quan trọng của chuyển đổi số. Vì thế việc cần làm trước mắt là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hơn nữa cho kinh tế số.

Một số vụ việc tranh cãi vừa qua cho thấy cơ quan quản lý vừa muốn đổi mới sáng tạo, nhưng vừa lo kiểm soát rủi ro từ doanh nghiệp. Do đó, cần sớm tìm được điểm cân bằng tối ưu giữa các bên, đồng thời chú ý đến đào tạo nhân lực để bắt nhịp sự phát triển, ông Lực nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện CIEM cũng cho rằng mặc dù Việt Nam là một trong số ít các quốc gia thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, khi vừa tạo tiền đề cho phục hồi và thúc đẩy sản xuất trong nước vừa tái mở cửa kinh tế một cách an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh đó  cũng cần xây dựng một kế hoạch dài hơi hơn, tránh rủi ro "cạn kiệt" không gian chính sách và giảm động lực cải cách thể chế kinh tế.

Nếu nền kinh tế chậm phục hồi, cải cách thể chế kinh tế cũng sẽ thiếu sự đồng thuận và động lực cần thiết/hoặc không tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Do đó, việc đảm bảo các chính sách phục hồi kinh tế và cải cách thể chế có sự song hành và hài hòa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bà Minh nhận định.

Khánh Linh

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp