Mỹ - Trung thảo luận về việc giải phóng dự trữ dầu, đe dọa OPEC

Thứ sáu, 19/11/2021 18:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hành động này đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ số 2 thế giới và là nhà nhập khẩu lớn nhất, sẽ tham gia phối hợp với Mỹ

Chính phủ của một số nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa cho biết, họ đang xem xét việc giải phóng dầu khỏi kho dự trữ chiến lược của mình, theo yêu cầu hiếm hoi từ Mỹ về một động thái phối hợp nhằm hạ nhiệt giá năng lượng toàn cầu và trước cuộc họp của các nước sản xuất dầu lớn.

my  trung thao luan ve viec giai phong du tru dau de doa opec hinh 1

Các thùng dầu tại một kho dầu ở cảng Dương Sơn ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 14 tháng 3 năm 2018. REUTERS / Aly Song.

Nhà Trắng cho biết hôm thứ Năm, chính quyền ông Biden đã yêu cầu một loạt quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, xem xét giải phóng kho dự trữ dầu thô hôm thứ Năm. Những nước tiêu dùng lớn khác là Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tham gia vào các cuộc thảo luận, một số nguồn tin trong cuộc đã nói với Reuters hôm thứ Tư.

Khi nền kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch, Washington cảm thấy thất vọng khi các nhà sản xuất trong OPEC +, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh như Nga, đã từ chối yêu cầu của Mỹ về việc tăng nguồn cung dầu.

Với việc giá xăng dầu và các chi phí khác tăng cao, Tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ Joe Biden cũng phải đối mặt với áp lực chính trị trước cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào năm tới. Một cuộc thăm dò của Reuters vào tháng 10 cho thấy 67% người Mỹ trưởng thành đồng ý rằng lạm phát là một mối quan tâm rất lớn.

Các thành viên đội an ninh quốc gia của ông Biden đã thảo luận về nhu cầu đáp ứng nhiên liệu, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết hôm thứ Năm.

“Đã có một cuộc trò chuyện đang diễn ra và chúng tôi đang nói chuyện với một số đối tác”, Psaki nói thêm

OPEC + dự kiến nhóm họp vào ngày 2 tháng 12. Nhóm đã thực hiện một cách tiếp cận chậm hơn để thúc đẩy sản lượng, coi sự phục hồi kinh tế là quá mong manh để biện minh cho việc không gia tăng nguồn cung nhiều hơn.

Giá dầu giảm khoảng 4% xuống mức thấp nhất trong sáu tuần sau khi Reuters đưa tin về yêu cầu của Mỹ và quyết định giải phóng một số kho dự trữ dầu thô của Trung Quốc, trước khi phục hồi một chút vào thứ Năm. Giá dầu đã giảm so với khỏi mức cao gần đây với dự đoán rằng nguồn cung thế giới sẽ tăng.

Cục dự trữ nhà nước Trung Quốc nói với Reuters rằng họ đang tiến hành giải phóng nguồn dự trữ dầu thô, nhưng từ chối bình luận về yêu cầu của Mỹ.

Mỹ có nguồn dự trữ dầu chiến lược lớn nhất với hơn 600 triệu thùng. Kho dự trữ của Mỹ được thành lập vào những năm 1970 sau cuộc Cấm vận Dầu mỏ của Ả Rập để đảm bảo quốc gia có đủ nguồn cung cấp cho trường hợp khẩn cấp.

Trong vài năm gần đây, sự bùng nổ về đá phiến đã đẩy sản lượng của Mỹ lên ngang hàng với Saudi Arabia và Nga. Điều đó đã giúp Mỹ bớt phụ thuộc hơn vào nhập khẩu năng lượng từ các quốc gia khác, đặc biệt là các thành viên của OPEC.

Những hành động trên nêu bật sự thất vọng của các nhà nhập khẩu dầu như Mỹ và Ấn Độ với việc một nhóm những quốc gia đã ảnh hưởng đến giá dầu trong hơn 5 thập kỷ.

Nó cũng sẽ đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ số 2 thế giới và là nhà nhập khẩu lớn nhất, sẽ tham gia vào hành động phối hợp với Mỹ.

Không có phản ứng chính thức ngay lập tức từ các thành viên OPEC +. Nhóm này trước đó đã nâng sản lượng lên 400.000 thùng / tháng, dần gỡ bỏ việc cắt giảm sản lượng kỷ lục được thực hiện vào năm 2020 khi đại dịch nhấn chìm nhu cầu nhiên liệu.

Tuần này, Tổng thư ký Mohammad Barkindo cho biết OPEC dự kiến nguồn cung dầu thặng dư sẽ bắt đầu xây dựng vào tháng tới. Trong tháng 9, xuất khẩu từ Saudi Arabia đã tăng lên 6,52 triệu thùng / ngày, cao nhất kể từ tháng Giêng.

“Đây không phải là trường hợp nguồn cung không có sẵn”, Hardeep Singh Puri, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ, nói trong một hội nghị ở Dubai hôm thứ Tư. “Có 5 triệu thùng hàng ngày được sản xuất những chưa xuất xưởng vì lý do gì đó”

OPEC + vào tháng 4 năm 2020 đã cắt giảm sản lượng hơn 10 triệu thùng / ngày để đối phó với sự lây lan nhanh chóng của đại dịch coronavirus.

Mỹ và các đồng minh trong quá khứ đã từng phối hợp xuất kho dự trữ dầu chiến lược trước đây, chẳng hạn như vào năm 2011 khi nguồn cung bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Libya, thành viên OPEC. Việc điều phối đã được thực hiện thông qua cơ quan giám sát năng lượng có trụ sở tại Paris, Cơ quan Năng lượng Quốc tế, thành viên của cơ quan này bao gồm Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia châu Âu.

Tuy nhiên, Mỹ đã không yêu cầu Liên minh châu Âu tham gia, theo một nguồn tin trong cuộc, nói rằng vấn đề chính của châu Âu liên quan đến giá khí đốt tự nhiên cao hơn.

Huy Hoàng (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp