Mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam bị tố chứa chất "cấm" ở EU: "Không phải lần đầu tiên"

Thứ hai, 25/07/2022 09:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giữa tháng 6 đến đầu tháng 7, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được 3 cảnh báo từ hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm của một số nước thuộc EU, gồm có Đức, Ba Lan và Malta.

Mới đây, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mì ăn liền xuất xứ tại Việt Nam có chứa chất Ethylene Oxide, trong đó có mì Hảo Hảo vị tôm chua cay (loại 77 g, lô hạn sử dụng đến 24/9/2022) và miến Good vị sườn heo (loại 56 g, lô hạn sử dụng đến 10/11/2022) do Acecook Việt Nam sản xuất.

Về vấn đề này, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang EU cần lưu ý 3 vấn đề.

my an lien co nguon goc tu viet nam bi to chua chat cam o eu khong phai lan dau tien hinh 1

Giữa tháng 6 đến đầu tháng 7, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được 3 cảnh báo từ hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm của một số nước thuộc EU, gồm có Đức, Ba Lan và Malta.

Thứ nhất, EU có hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Hệ thống này cập nhật thường xuyên các vi phạm về an toàn thực phẩm của tất cả quốc gia khi nhập khẩu vào thị trường này.

Tính từ ngày 1/1 đến 22/7, hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU phát đi 2.531 cảnh báo với các sản phẩm của các quốc gia vi phạm quy định khi nhập vào thị trường EU. Trong số này, Việt Nam có 50 cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định EU.

Thứ hai, với chỉ tiêu ethylene oxide (EO), mỗi quốc gia quy định khác nhau về mức tồn dư EO. Ví dụ, thị trường Mỹ, Canada quy định chỉ tiêu EO với các sản phẩm thảo mộc, rau củ khô, hạt vừng... quy định tối đa là 7 mg/kg. Trong khi đó, EU, tùy từng loại, nhưng quy định chỉ tiêu này rất thấp, từ 0,02 - 0,2 mg/kg. 

Thứ ba, giữa tháng 6 đến đầu tháng 7, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được 3 cảnh báo từ hệ thống cảnh báo của một số nước thuộc EU, gồm có Đức, Ba Lan và Malta.

“Doanh nghiệp xuất khẩu lưu ý, khi có sản phẩm bị cảnh báo tại thị trường EU thì sản phẩm đó có thể bị thu hồi, tiêu hủy hoặc trả lại nơi sản xuất… Nói chung tùy thuộc mức độ vi phạm và EU sẽ quyết định việc này chứ không phải tất cả doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này khi xuất khẩu vào EU sẽ bị thu hồi”, ông Nam nói.

Theo ông Nam, EU đang áp tần suất kiểm tra sản phẩm mỳ tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này là 20%. Văn phòng SPS Việt Nam với chức năng là cơ quan đầu mối quốc gia minh bạch quy định về an toàn thực phẩm cùng Bộ Công Thương đang nỗ lực tháo gỡ việc giảm tần suất kiểm tra mỳ ăn liền của Việt Nam vào EU. Hy vọng trong thời gian tới EU sẽ xem xét giảm tần suất kiểm tra đối với sản phẩm mỳ tôm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.

“Tuy vậy, doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm hiểu kỹ và tuân thủ các quy định của những nước nhập khẩu nhằm tránh rủi ro, ảnh hưởng nỗ lực tháo gỡ việc giảm tần suất kiểm tra mì ăn liền của Việt Nam vào EU của Văn phòng SPS Việt Nam và các cơ quan chuyên môn”, ông Nam nhấn mạnh.

Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cũng chia sẻ thêm về 3 cảnh báo gần đây của EU. Theo đó, thông báo của Malta cho thấy, sản phẩm bánh phở hiệu Nguyễn Gia bị cảnh báo vì mối nguy mỳ từ gạo biến đổi gene trái phép. Sản phẩm mỳ ăn liền của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) bị Ba Lan trả lại hàng, chưa rõ nguyên nhân.

Sản phẩm mỳ ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu bị Đức cảnh báo vì mối nguy chứa chất ethylene oxide trong 3 lô hàng, với mức 0,036 ± 0,018 mg/kg, 0,024 ± 0,012 mg/kg, 0,021 ± 0,011 mg/kg.

Văn phòng SPS Việt Nam đang phối hợp các cơ quan liên quan làm rõ, truy tìm nguyên nhân vi phạm để có biện pháp khắc phục. 

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

(CLO) Đợt nắng nóng tàn khốc gần đây đã và đang khiến sản lượng trồng sầu riêng tại Thái Lan giảm, kéo theo chi phí tăng vọt, người trồng và người bán ngày càng hoang mang lo sợ trắng tay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang kêu gọi cập nhật mối quan hệ kinh tế của đất nước với Trung Quốc, ngay khi lãnh đạo Tập Cận Bình dự kiến sẽ tới Pháp trong chuyến thăm cấp nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Nam Định: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

(CLO) Ukraine và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã hoàn tất thỏa thuận thương mại song phương, đặt nền tảng cho việc tăng cường đầu tư và thương mại giữa hai nước, theo Bộ Kinh tế Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp