Mỹ muốn làm chậm kế hoạch sáp nhập lãnh thổ của Israel

Thứ bảy, 18/07/2020 14:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính quyền Mỹ đã đưa ra các điều kiện mới để Tel Aviv phê duyệt kế hoạch thực hiện 'Thỏa thuận thế kỷ' – ‘kế hoạch vĩ đại’ cho phép Israel sáp nhập khu Bờ Tây sông Jordan và mở rộng chủ quyền đến Thung lũng Jordan.

Kế hoạch sáp nhập khu Bờ Tây của Israel đang bị trì hoãn bởi Mỹ - Ảnh: Reuters

Kế hoạch sáp nhập khu Bờ Tây của Israel đang bị trì hoãn bởi Mỹ - Ảnh: Reuters

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện yêu cầu một kế hoạch sẽ được cả đảng Likud và Kahol Lavan chấp thuận. Đồng thời, các đảng phải giải quyết sự khác biệt chính trị và ngừng đe dọa lẫn nhau bằng cuộc bầu cử mới.

Các nhà bình luận đang phân tích mức độ khả thi của việc đáp ứng các điều kiện này hiện nay là như thế nào, và liệu Hoa Kỳ có đang cố gắng ngăn chặn nỗ lực của Netanyahu nhằm mở rộng chủ quyền của Tel Aviv đối với các lãnh thổ đến Thung lũng Jordan hay không.

Sự ảnh hưởng của Mỹ trong quyết định của Netanyahu

Các cựu lãnh đạo khối Ả Rập và cựu nghị sỹ Quốc hội Israel Muhamad Kanan tin rằng, chính quyền Trump có ý định làm phức tạp vấn đề mở rộng chủ quyền của Netanyahu, vì hiện nay có quá nhiều người phản đối kế hoạch của Tổng thống Mỹ trên thế giới, để thỏa thuận được chấp nhận.

“Những người phản đối đối với 'Thỏa thuận Thế kỷ' trên thế giới là quá đông đảo. Liên Hợp Quốc, EU, Liên bang Nga và Trung Quốc - các nhà lãnh đạo thế giới - và một số quốc gia, hiệp hội khác cũng đã lên tiếng chống lại ý định này”, Muhamad Kanan nói.

“Điều quá rõ ràng với chính quyền Mỹ rằng việc thực hiện thỏa thuận này có thể không diễn ra thuận lợi, bao gồm cả chính sách đối ngoại của Mỹ. Do đó, để tránh rút lại các bảo đảm dành cho người Israel, chính quyền Mỹ sẽ làm phức tạp hơn nhiệm vụ của Tel Aviv. Điều này có vẻ đặc biệt phù hợp với những căng thẳng hiện tại giữa Likud và Kahol Lavan”, cựu nghị sỹ Quốc hội Israel nhận định.

Cựu chính trị gia Tel Aviv nói thêm rằng Thủ tướng Netanyahu sẽ không thể hiện thực hóa kế hoạch mở rộng chủ quyền bất cứ lúc nào trong tương lai gần, bởi vì nhà lãnh đạo đảng Xanh-Trắng Benny Gantz không sẵn lòng thỏa hiệp.

“Gantz sẽ không nhân nhượng với Netanyahu và đang cố gắng níu chân ông ta. Quân đội và Mossad cũng không hỗ trợ chính phủ cực hữu. Và một khi vấn đề thôn tính càng bị đẩy sang một bên, thì càng ít cơ hội được thực hiện. Thậm chí, không ai có thể tưởng tượng được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ sẽ như thế nào. Đó là lý do tại sao Netanyahu đang phải đối mặt với một tình huống nghiêm trọng ngay bây giờ”.

Chính sách đối nội quyết định chính sách đối ngoại của Mỹ

Đồng thời, một chuyên gia người Palestine về quan hệ quốc tế, Giáo sư Osama Shaat, Đại học Al-Quds, tin rằng sự thay đổi trong thái độ của Hoa Kỳ đối với cái gọi là ‘Thỏa thuận Thế kỷ’ của Trump là do một cuộc khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng đã gây ra sự nguy hiểm, với nhiều vấn đề, bao gồm cả nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Mỹ.

Hiện tại, Trump và Đảng Cộng hòa không có thời gian dành cho Israel và về việc thực hiện 'Thỏa thuận thế kỷ'. Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc chưa từng có ở Mỹ cho thấy sự phản đối với chính quyền Tổng  thống hiện tại.

Vì vậy, Trump sẽ cố gắng gây áp lực với Netanyahu để không thực hiện kế hoạch thôn tính, ít nhất là không có sự thỏa hiệp hoàn toàn với Gantz.

Do đó, Washington đang cố gắng trì hoãn thời điểm thôn tính của Israel càng lâu càng tốt.

Rõ ràng, Trump kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề này sau cuộc bầu cử Tổng thống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính trị trong nội bộ nước Mỹ có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách đối ngoại của Trump.

Giáo sư Osama Shaat cho rằng, “các bước hiện tại của Washington không cho thấy chính sách đối ngoại của Mỹ đang thay đổi nghiêm trọng, mà ngược lại nó vẫn nhất quán”.

“Đây chỉ là trò chơi chiến thuật của Trump: bạn phải hạ thấp, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và sau đó ủng hộ cuộc thôn tính của Israel”, ông bình luận.

Có điều, nếu Trump thua cuộc bầu cử, không có gì ngăn cản Trump thúc đẩy Netanyahu tiến hành mở rộng chủ quyền đối với Thung lũng Jordan càng nhanh càng tốt.

“Israel cũng có thể cố gắng thực hiện kế hoạch này trong hai tháng, đặc biệt là nếu cả Trump và Netanyahu không còn gì để mất đi”, Giáo sư Osama Shaat lưu ý.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h