Mỹ quyết định nối lại các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc

Thứ ba, 05/10/2021 14:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã có bài phát biểu vào thứ 2, phác thảo chiến lược thương mại Trung Quốc của chính quyền Biden.

Chính quyền Mỹ do Tổng thống Joe Biden lãnh đạo đang chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán với Bắc Kinh như một phần của chiến lược đã được chờ đợi từ lâu để giải quyết các vấn đề thương mại với Trung Quốc.

my quyet dinh noi lai cac cuoc dam phan thuong mai voi trung quoc hinh 1

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai chuẩn bị công bố chính sách thương mại Trung Quốc được chờ đợi từ lâu của chính quyền Biden. Ảnh: Reuters.

Đại diện Thương mại của Mỹ, bà Katherine Tai dự kiến sẽ nói chuyện với Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He qua điện thoại trong vài ngày tới, bà kêu gọi Trung Quốc nên tôn trọng hiệp định thương mại “giai đoạn một” mà họ đã ký với Washington dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng có kế hoạch phục hồi miễn trừ một phần thuế quan trừng phạt cho Trung Quốc để giúp hạn chế tác động của căng thẳng thương mại đối với ngành công nghiệp trong nước của họ.

Điều này diễn ra khi bà Katherine Tai chuẩn bị tiết lộ chính sách thương mại với Trung Quốc của chính quyền ông Biden trong một bài phát biểu vào thứ 2 vừa qua. Để thúc đẩy Bắc Kinh tuân thủ thỏa thuận giai đoạn một, bà Katherine Tai dự kiến sẽ nhấn mạnh rằng Washington sẽ “sử dụng đầy đủ các công cụ mà chúng tôi có và phát triển các công cụ mới khi cần thiết để bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ khỏi các chính sách và thực tiễn có hại.”

Mục đích của Mỹ là thuyết phục Trung Quốc sửa đổi các hành vi thương mại không công bằng thông qua cuộc đối thoại mà không đưa ra thời hạn cụ thể cho các cuộc đàm phán.

Mỹ đang có kế hoạch khôi phục các miễn trừ thuế quan với Trung Quốc, ngoại trừ các các sản phẩm dược phẩm, điều khoản miễn trừ thuế này đã hết hạn vào cuối năm 2020. Mặc dù chính quyền vẫn chưa quyết định chính xác mặt hàng nào có thể đủ điều kiện để được miễn trừ, nhưng các quyết định đó sẽ được đưa ra phù hợp với các ưu tiên chính sách.

Có thể các mặt hàng nhập khẩu liên quan đến biến đổi khí hậu và cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các mặt hàng liên quan đến năng lượng tái tạo, có thể được miễn thuế. Chính quyền Mỹ trước đó đã miễn trừ các sản phẩm khó nhập khẩu từ các nước khác ngoài Trung Quốc, bao gồm cả các công cụ máy móc đặc biệt.

Trong các cuộc đàm phán thương mại, bà Tai cũng được cho là sẽ yêu cầu Trung Quốc sửa chữa những gì mà Mỹ coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tại thời điểm này, Washington đã chọn không đàm phán một thỏa thuận “giai đoạn hai”, trong đó các vấn đề cấu trúc của Trung Quốc, bao gồm cả những gì Mỹ coi là trợ cấp quá mức của Bắc Kinh cho các ngành công nghiệp trong nước, sẽ được thảo luận.

Theo thỏa thuận giai đoạn một, Trung Quốc hứa sẽ tăng nhập khẩu của Mỹ thêm 200 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021, từ mức trước chiến tranh thương mại năm 2017. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ trong tháng 1 đến tháng 8 năm nay chỉ chiếm 62% mục tiêu, theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

Đánh giá rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, chính quyền Trump đã áp thuế lên các sản phẩm của Trung Quốc theo từng giai đoạn, bắt đầu từ tháng 7 năm 2018. Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp trả đũa và hai nước bước vào cuộc chiến thương mại. Cho đến nay, Mỹ đã áp đặt thêm 25% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có tổng trị giá khoảng 370 tỷ USD.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp