Năm 2021 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,1% đến 6,7%

Thứ ba, 05/01/2021 16:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021, GDP của Việt Nam tăng trưởng từ 6,1% đến 6,7%.

Năm 2021 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,1% đến 6,7%. Ảnh minh họa.

Năm 2021 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,1% đến 6,7%. Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo tính toán NCIF để đạt được tốc độ tăng trưởng 6,1% thì khu vực nông nghiệp, nông nghiệp và thủy sản (khu vực 1) phải tăng 2,70%; công nghiệp và xây dựng (khu vực 2) tăng 6,64% và dịch vụ (khu vực 3) tăng 7,23% và CPI khoảng 3,9%.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5%. Cùng với đó, Chính phủ đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là “tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới”

Các mục tiêu tăng trưởng nêu trên được NCIF đặt ra ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới hồi phục khi đại dịch Covid-19 dần được khống chế, một số nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản từ tăng trưởng âm năm 2020 đạt mức tăng trưởng dương trở lại.

Trong đó, tăng trưởng GDP của Mỹ giả định đạt 3%; Trung Quốc tăng 5%. Giá dầu giữ ở mức thấp, tương ứng năm 2020 (45 USD/thùng).

Còn ở trong nước, sản xuất dần phục hồi, đầu tư khu vực nhà nước tăng trưởng 7%; đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục được duy trì.

NCIF tin rằng nếu không đạt được tốc độ tăng trưởng 6,7% như dự kiến thì nhiều khả năng sẽ đạt được mức tăng trưởng 6,5% như mục tiêu phấn đấu của Chính phủ.

“Tiếp tục chính sách hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công vào các công trình quy mô lớn, có sức lan tỏa lớn; niềm tin của người dân đang được củng cố. Những nỗ lực bộ máy mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đều có thể trở thành những động lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2021”, NCIF nhận định.

Theo ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, trong điều kiện bình thường , mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6% có thể nói là khiêm tốn, vì trên thực tế, hầu như năm nào Quốc hội cũng đặt ra mục tiêu tăng trưởng từ 6,5% đến 7,0%.

“Tuy nhiên, “trong điều kiện bình thường mới”, mục tiêu tăng trưởng 6,5% đặt ra cho năm 2021 là phù hợp. Thậm chí, mục tiêu tăng trưởng 6,5% sẽ là thách thức không nhỏ bởi năm 2021 là năm khởi đầu của chu kỳ 5 năm kế hoạch kinh tế - xã hội mới 2021-2025 và thông thường sẽ được nhìn nhận là năm có tính khuyến khích, thúc đẩy, làm động lực cho các năm kế hoạch tiếp sau.

Do đó, đánh giá, nhìn nhận các nguồn lực trong nước, diễn biến kinh tế trong và ngoài nước một cách thực tế, khách quan, thẳng thắn để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2021 đã được Chính phủ và các bộ, ngành nghiêm túc thực hiện khi đưa ra mục tiêu tăng trưởng 6,5%”, ông Hùng cho biết.

Động lực tăng trưởng năm 2021, theo ông Hùng chính là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với nhiều dự án lớn đang được đầu tư, triển khai, nhiều doanh nghiệp ở các ngành sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt may; da giầy; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn đang bước vào đà phục hồi.

Minh Châu

Tin khác

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

(CLO) Nhằm hưởng ứng lễ chào mừng 65 năm ngày thành lập ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ ngày 24 - 26/4/2024, Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sự kiện “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô
Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô