Nâng cao chất lượng, nâng tầm Giải Báo chí Quốc gia

Thứ năm, 14/07/2016 19:42 PM - 0 Trả lời

Chiều ngày 14/7/2016, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm Giải Báo chí Quốc gia (BCQG) (2006- 2016). Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập và những bài học kinh nghiệm qua 10 năm tổ chức thực hiện Giải BCQG.

(CLO)Chiều ngày 14/7/2016, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm Giải Báo chí Quốc gia (BCQG) (2006- 2016). Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập và những bài học kinh nghiệm qua 10 năm tổ chức thực hiện Giải BCQG. Đồng thời, thảo luận, đề xuất phương hướng, các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Giải BCQG trong thời gian tới. Vì vậy, đây là Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động báo chí nói chung và hoạt động nghiệp vụ của các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí, trong việc góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên - nhà báo, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí.

 Giải BCQG – nơi tôn vinh thành quả lao động sáng tạo của người làm báo

Dự Hội nghị có các đồng chí: Thuận Hữu- Ủy viên TƯ Đảng- Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG; Trương Minh Tuấn- Ủy viên TƯ Đảng, Bộ Trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông- Phó Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG; Phạm Văn Linh- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ, Phó Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG; Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải BCQG; Phó Chủ tịch HNBVN: Mai Đức Lộc, Nguyễn Bé; Cùng với sự tham dự của khoảng hơn 400 đại biểu là đại diện các Bộ, Ban ngành TƯ; các thành viên Hội đồng Giải BCQG; các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành HNBVN; các nhà báo lão thành; các đồng chí nguyên Lãnh đạo cấp cao của HNBVN; lãnh đạo chuyên trách Hội Nhà báo, Tổng Biên tập, Giám đốc Đài PT- TH 63 tỉnh, thành phố; Chủ tịch các LCH, Thư ký các Chi hội trực thuộc TƯ và lãnh đạo các cơ quan báo chí TƯ… cùng đông đảo các phóng viên báo chí đến dự và đưa tin.

[caption id="attachment_109039" align="alignnone" width="700"]Quang cảnh Hội nghị tổng kết 10 năm Giải Báo chí Quốc gia Quang cảnh Hội nghị tổng kết 10 năm Giải Báo chí Quốc gia[/caption] Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Thuận Hữu- Chủ tịch HNBVN, Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG nêu rõ: “Từ mùa Giải đầu tiên (2006) đến nay, Giải BCQG đã được báo giới và công chúng hưởng ứng và đón nhận tích cực. Tham dự Giải là các nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên, hoạt động trên cả nước, bằng những tác phẩm xuất sắc nhất sáng tạo trong một năm lao động bền bỉ. Giải đã thực sự là sự cổ vũ to lớn đối với người làm báo, ghi nhận, tôn vinh thành quả lao động sáng tạo của những người làm báo nói chung và những người đoạt giải nói riêng; động viên khích lệ giới báo chí tiếp tục hăng hái thi đua, lao động sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; góp phần phát hiện và tôn vinh những tài năng, tâm huyết của những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa…”   [caption id="attachment_109040" align="alignnone" width="700"]Ông Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HNBVN, Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG phát biểu khai mạc Hội nghị Ông Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HNBVN, Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG phát biểu khai mạc Hội nghị[/caption]

Đánh giá về chất lượng của Giải, đồng chí Thuận Hữu cho rằng: “Những tác phẩm được chọn trao Giải thực sự đạt chất lượng về chính trị tư tưởng, có nội dung phong phú, phản ánh trung thực bức tranh kinh tế - xã hội trong năm của đất nước, có hình thức, kỹ thuật thể hiện sáng tạo, có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả xã hội thiết thực. Tuy nhiên, qua 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả, thành tựu, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, Giải BCQG vẫn còn những mặt hạn chế cần được khắc phục, cải tiến để ngày càng nâng cao chất lượng, góp phần tăng cường sự đóng góp của báo chí vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới…

Hội đồng Giải, đặc biệt là Hội Nhà báo Việt Nam với tư cách là cơ quan chủ trì, đã nỗ lực thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để chất lượng Giải ngày một nâng cao. Lễ trao Giải hằng năm được tổ chức đúng dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp, được truyền hình trực tiếp, trở thành ngày hội của giới báo chí”, đồng chí Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG nhấn mạnh.

Giải BCQG - động lực thúc đẩy sự phát triển của báo chí

Báo cáo Tổng kết 10 năm tổ chức thực hiện Giải BCQG do Nhà báo Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải BCQG trình bày đã nêu bật những thành tựu như: Tính đến năm 2016, qua 10 năm thực hiện, Giải BCQG đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Giải được xã hội nói chung, báo giới nói riêng hưởng ứng rộng rãi và đón nhận tích cực. Công tác tổ chức Giải được thực hiện nghiêm túc, bài bản, chuyên nghiệp. Số lượng các đơn vị và tác phẩm tham gia ngày càng tăng: Trong 10 năm đã có 12.486 tác phẩm dự, trong đó có 1.550 tác phẩm vào chung khảo và Hội đồng Giải đã trao cho 1.003 tác phẩm. (Năm cao nhất (2009) đạt 130 giải. Trong 10 năm đã trao 45 giải A, 206 giải B, 396 giải C và 346 giải khuyên khích). Ngay cả những tác phẩm lọt vào vòng chung khảo không đoạt Giải cũng được tôn vinh bằng giấy chứng nhận và tiền thưởng vinh danh.

[caption id="attachment_109041" align="alignnone" width="700"]Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải BCQG trình bày báo cáo tổng kết 10 năm Giải BCQG Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải BCQG trình bày báo cáo tổng kết 10 năm Giải BCQG[/caption]

Các tác phẩm đoạt Giải là những tác phẩm tiêu biểu xuất sắc của báo chí trong năm đó. Nhiều tác phẩm có tiếng vang trong đời sống xã hội, nhất là các tác phẩm điều tra chống tiêu cực, tham nhũng, có hiệu quả xã hội thiết thực, được các cơ quan chức năng vào cuộc, xử lí. Một số địa phương có nhiều tác phẩm tốt và đoạt giải trong nhiều năm.

Bước ngặt của Giải BCQG là việc ngày 22/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1694/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, “Đề án nâng cao chất lượng Giải Báo chí Quốc gia” đã được thực hiện từ năm 2015 (trao Giải lần thứ IX - năm 2014), và năm 2016 là năm thứ hai thực hiện theo Đề án này.

Bên cạnh đó, Báo cáo tổng kết cũng khẳng định, qua 10 năm thực hiện, với trách nhiệm là cơ quan chủ trì Giải, Hội Nhà báo Việt Nam đã bám sát và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, của Hội đồng Giải; đã phối hợp chặt chẽ và nhận được sự phối hợp có hiệu quả của các Ban, Bộ, ngành liên quan, của các cấp Hội Nhà báo và lãnh đạo các địa phương trong cả nước. Hội đã ban hành Bộ Quy trình tổ chức Giải, chi tiết nội dung các công việc cho một mùa giải, đơn vị thực hiện, cấp trình ký, thời hạn hoàn thành,…từ khâu ban hành Hướng dẫn dự giải, đến khâu hoàn tất công việc sau khi trao Giải (vào dịp 21/6, ngày Báo chí cách mạng Việt Nam hàng năm). Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Hội đồng Giải, hằng năm, ngay từ đầu năm Thường trực Hội đồng Giải (do Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì) đã ban hành Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc dự Giải BCQG gửi các cấp Hội Nhà báo trong cả nước (gồm 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 19 Liên Chi hội và gần 200 Chi hội trực thuộc). Trong đó quy định cụ thể về điều kiện dự giải, tiêu chí xét chọn, quy cách tác phẩm và cách thức tổ chức tuyển chọn từ cơ sở, v.v…

Việc thành lập các Hội đồng sơ khảo, Hội đồng chung khảo và tổ chức chấm, thẩm định, xét trao giải hằng năm… được thực hiện nghiêm túc, khách quan, khoa học, lựa chọn các thành viên đại diện tiêu biểu cho các thế hệ nhà báo, các loại hình báo chí, cơ quan báo chí, các vùng miền. Các Hội đồng đã làm việc công tâm, khách quan, tinh thần trách nhiệm cao đối với Giải.

Các cấp Hội nhà báo trong cả nước đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định theo Hướng dẫn của Hội đồng Giải, từ khâu tuyên truyền về Giải, đến tuyển chọn tác phẩm gửi dự giải, tổ chức khen thưởng, tôn vinh các tác giả đoạt giải. Công việc trao Giải hằng năm được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp, tổ chức trang trọng, tôn vinh giá trị của Giải và các nhà báo đoạt giải. Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương… đã dành cho Giải sự quan tâm đặc biệt. Hàng năm Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia nhân dịp kỉ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) đều vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đến dự, trao giải, phát biểu động viên khích lệ và định hướng cho những người làm báo cả nước.

Vì vậy, có thể khẳng định, công tác tổ chức Giải trong 10 năm qua đã được thực hiện nghiêm túc, theo đúng các quy định của Chính phủ, đúng Điều lệ Giải và phù hợp với sự phát triển của báo chí cả nước. Thành công là cơ bản, nhưng so với thực tế phát triển mạnh mẽ của báo chí nhờ tiến bộ công nghệ thông tin, so với yêu cầu cao hơn đối với báo chí trong tình hình mới, Giải BCQG với tư cách là một động lực thúc đẩy sự phát triển của báo chí nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục, cải tiến để nâng tầm Giải báo chí Quốc gia thông qua việc nâng cao chất lượng của Giải, góp phần tăng cường sự đóng góp của báo chí cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[caption id="attachment_109043" align="alignnone" width="700"]Đồng chí Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch HNBVN phát biểu tại Hội nghị Đồng chí Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch HNBVN phát biểu tại Hội nghị[/caption] Nằm trong khuôn khổ chương trình tổng kết 10 năm Giải BCQG, đồng chí Mai Đức Lộc – Phó Chủ tịch HNBVN cũng đã báo cáo về nội dung và kết quả của tọa đàm: Làm thế nào để có những tác phẩm báo chí chất lượng tốt dự giải báo chí quốc gia? vừa được tổ chức chiều ngày 13.7.

Những góp ý tâm huyết để đổi mới

Tổng kết 10 năm GBCQG không phải là sự kết thúc mà là mở đầu cho những chặng đường tiếp theo phát triển tốt hơn. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng GBCQG, Hội nghị đã dành nhiều thời gian thảo luận sôi nổi để đưa ra những giải pháp tích cực từ các nhà báo lão thành, các lãnh đạo cơ quan báo chí, chi hội, Liên chi hội Trung ương và địa phương.

Là người nhiều năm theo dõi và tham gia chấm GBCQG, nhà báo lão thành Phan Quang có tham luận góp ý về tiêu chí của giải rất cụ thể, chi tiết. Trong đó nhấn mạnh: Đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí quốc gia đã nêu 4 tiêu chí đúng đắn, bao quát. Trong bối cảnh tình hình đất nước và thời cuộc hiện nay, nên chăng cần bổ sung hoặc nhấn mạnh hơn nữa vai trò của báo chí trong việc phản biện, đấu tranh định hướng dư luận, kịp thời phê phán các luận điệu sai trái, tung tin thất thiệt bất kỳ xuất phát từ đâu, không để lan truyền, gây thiệt hại cho người dân và có thể khiến một bộ phận công chúng phân tâm, làm phương hại đến lợi ích quốc gia. Nhiệm vụ chính trị, yêu cầu về công tác tư tưởng là cơ sở để xác định những tiêu chuẩn, yêu cầu, quy cách lựa xét chọn tác phẩm đưa vào dự giải hằng năm, kế thừa những quy định của giải các năm trước và điều chỉnh, cập nhật. Lấy thí dụ: Văn bản của Hội đồng Giải hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm dự giải năm 2015 có nêu 4 tiêu chuẩn về nội dung, theo tôi là đúng đắn, kịp thời. Tuy nhiên phần yêu cầu về chất lượng và về hiệu quả tác phẩm thì có một vài điểm nay không còn phù hợp, nên rà soát, sửa đổi.

Không nói về tiêu chí mà bàn nhiều hơn đến cơ cấu giải, ông Lê Quốc Trung – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN cho rằng: Cơ cấu giải hiện nay tương đối hợp lý, nhưng nhằm khắc phục những bất cập và nâng cao hơn nữa chất lượng giải vẫn cần tiếp tục xem xét cải tiến cơ cấu giải. Có thể vẫn dựa trên cơ sở cơ cấu giải hiện nay, tùy theo tình hình phát triển của báo điên tử, báo phát thanh và báo chí nói chung, điều chỉnh số lượng các loại giải bảo đảm sự bình đẳng, thống nhất giữa các loại hình báo chí. Đồng thời cần xem lại việc qui định khung cứng nhắc mỗi loại giải chỉ có tối đa 01 giải A theo hướng giao cho HĐCK căn cứ chất lượng cụ thể của từng năm quyết định. Nhưng như vậy số lượng giải có thể tăng lên. Nhà báo Lê Quốc Trung cũng đề xuất thêm rằng: Trong trường hợp vẫn dựa trên cơ cấu hiện nay, đề nghị xem xét bổ sung thêm giải cho báo chí dành cho thiếu niên nhi đồng và đồng bào các dân tộc và miền núi để động viên những nhà báo có các tác phẩm xuất sắc phục vụ các đối tượng đặc biệt này.

  [caption id="attachment_109042" align="alignnone" width="700"]Nhà báo lão thành Phan Quang - Nguyên Chủ tịch HNBVN phát biểu tham luận tại Hội nghị Nhà báo lão thành Phan Quang - Nguyên Chủ tịch HNBVN phát biểu tham luận tại Hội nghị[/caption]

Để nâng cao chất lượng giải

Không chỉ trao đổi về mặt tổ chức giải mà nhiều tham luận của đại biểu tại Hội nghị cũng bàn về kinh nghiệm thực tiễn soi chiếu từ những tác phẩm báo chí đã đoạt Giải BCQG. Về chất lượng của tác phẩm báo chí để tham gia dự giải báo chí Quốc gia đã có nhiều ý kiến tham luận rất sâu sắc. Trong đó, đáng quan tâm nhất là tham luận của nhà báo Nguyễn Anh Tuấn – nguyên Tổng biên tập báo Đầu Tư. Đây là tham luận chia sẻ kinh nghiệm để có được những tác phẩm báo chí viết về kinh tế hay để dự Giải Báo chí Quốc gia. Ông nhấn mạnh: Chúng tôi cho rằng, một tác phẩm báo chí xuât sắc chỉ có thể được tạo nên trên nền tảng kiến thức vững chắc, nghiệp vụ sắc sảo và đạo đức nghề nghiệp. Nằm trong chương trình đào tạo, Báo Đầu tư đã tổ chức các buổi ngoại khoá tìm hiểu về báo chí chất lượng cao và Giải báo chí quốc gia. Các chuyên gia đã giúp phóng viên Báo Đầu tư hiểu rõ yêu cầu và tiêu chí đặt ra đối với tác phẩm đoạt giải, từ đó có ý thức  nâng cao chất lượng tác phẩm ngay từ khi xác định  đề tài và trong qua trình thực hiện bài viết.

Bên cạnh đó, tham luận của nhà báo Trần Huy Thanh - Tổng biên tập Báo Đồng Nai về vấn đề “Xóa bỏ tâm lý tự ti dè dặt của báo Đảng địa phương khi dự giải quốc gia” cũng là những chia sẻ rất thú vị. Nói về lí do Báo Đồng Nai đoạt nhiều giải cao trong những năm qua, ông nhấn mạnh: Có được kết quả này, chúng tôi nghĩ rằng có nhiều nguyên nhân song có 3 nguyên nhân cơ bản: trước hết là chúng tôi luôn tự tin vào khả năng làm báo chuyên nghiệp, không tự ti mình là tờ báo địa phương; thứ hai, bản thân mỗi phóng viên, biên tập viên phải có sự nhanh nhạy, nắm bắt được đề tài, vấn đề thời sự nóng, đừng tham những đề tài “đao to, búa lớn” và thứ ba, phóng viên từng bước bắt kịp được xu thế làm báo hiện đại, phản ánh nhiều khía cạnh, đi sâu giải quyết thấu đáo nhiều vấn đề.... Đặc biệt, ông cũng nói thêm: “Bên cạnh đó, hàng năm, sau khi Giải Báo chí Quốc gia được công bố, dù đoạt giải thưởng hay không, Ban biên tập Báo Đồng Nai đều kịp thời rút kinh nghiệm trong biên tập, phóng viên về tác phẩm đã dự thi để tiếp tục có sự lựa chọn đề tài, thực hiện loạt bài mới cho cuộc thi Giải báo chí Quốc gia năm sau. Nhờ kịp thời rút kinh nghiệm qua các cuộc thi đồng thời khen thưởng các phóng viên có tác phẩm lọt vào vòng chung khảo và đoạt giải nên Báo Đồng Nai luôn có những tác phẩm dự thi ngày càng chất lượng hơn và đoạt giải thưởng cao hơn…

Đồng quan điểm này, nhà báo Trần Duy Ngoãn – Chủ tịch HNB tỉnh Nghệ An cũng chia sẻ về góc độ khuyến khích những hội viên, tác giả có thêm động lực để đầu tư công phu hơn cho tác phẩm báo chí dự giải. Ông cho rằng, cần khuyến khích lợi ích vật chất cho các tác giả có tác phẩm đạt giải cao. Vì vậy ngoài việc các tác giả được công chúng, đồng nghiệp, lãnh đạo tỉnh tôn vinh, còn được thưởng về vật chất chu đáo đã khích lệ sự sáng tạo của các nhà báo trong nghề nghiệp và đầu tư sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao. Giải thưởng này thậm chí gấp 2, 3 lần Giải BCQG mà các tác giả đã nhận được.

Ngoài ra, tham luận của HNB tỉnh Bắc Giang về vai trò và kinh nghiệm của Hội Nhà báo tỉnh trong tổ chức Giải BCQG để có kết qủa tốt, đã đưa ra những kinh nghiệm rất quý báu. Tham luận nhấn mạnh, để có tác phẩm lọt vào Giải cần quan tâm đến các vấn đề mới, nóng ở địa phương nhưng cũng là vấn đề của toàn quốc đang đặt ra; Tập trung khai thác các đề tài “vừa sức” đó là tập trung vào tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, cách làm ăn mới hiệu quả, những tấm gương vì cộng đồng...; Những tác phẩm mang thế mạnh, bản sắc của địa phương (về KT-VH-XH) như thế mạnh về công nghiệp, nông nghiệp, hay bản sắc văn hóa riêng có của vùng, miền. Bên cạnh đó, tham luận cũng đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng Giải BCQG như nên có giải báo chí cho địa phương trong “sân chơi lớn quốc gia”; Tăng số lượng giải vì hiện nay là quá ít (mới khoảng 10% so với tổng số tác phẩm dự thi), đề nghị nên là 15-20%; Tăng giá trị giải thưởng cao hơn hiện nay…

Kết luận hội nghị, đồng chí Thuận Hữu - Chủ tịch HNBVN ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến thảo luận tại hội nghị. Đồng chí nhấn mạnh: Các ý kiến đã đem đến cho chúng ta nhiều chia sẻ, kinh nghiệm hay để học tập và tiếp thu, để thấy rằng sẽ có nhiều điều cần phải thay đổi, đặc biệt là sự cần thiết phải thay đổi lại thể lệ giải. BTC sẽ nghiệm thu tối đa những ý kiến, giao cho Hội đồng Giải BCQG. Mong muốn rằng, các nhà báo lão thành cũng như các đồng chí thành viên Hội đồng Giải BCQG và các cơ quan báo chí, các nhà báo sẽ tiếp tục hưởng ứng, đồng hành cùng Giải BCQG để có được những mùa giải thành công hơn nữa. Chủ tịch cũng tin tưởng rằng, năm tới sẽ có một Giải BCQG nhiều đổi mới.

Bài: Ngọc Lành - Hà Vân 

Ảnh: Nguyễn Mạnh

Tin khác

Tuyển sinh khoá bồi dưỡng kỹ năng căn bản về báo chí - truyền thông năm 2024

Tuyển sinh khoá bồi dưỡng kỹ năng căn bản về báo chí - truyền thông năm 2024

(CLO) Khóa học gồm nhiều nội dung đáp ứng nhu cầu về kỹ năng trong lĩnh vực báo chí - truyền thông hiện nay. Giảng viên là lãnh đạo các cơ quan báo chí, những nhà báo, giảng viên các khoa báo chí – truyền thông có nhiều kinh nghiệm thực tiễn hướng dẫn.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội