Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020: Góp phần đạt mục tiêu phát triển bền vững

Thứ sáu, 10/06/2022 19:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 được thông qua với nhiều chính sách, giải pháp đột phá, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường...

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT)năm 2020 được thông qua với nhiều chính sách, giải pháp đột phá, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững.

Đưa luật bảo vệ môi trường vào thực tiễn cuộc sống- nhiệm vụ bản lề năm 2022

Năm 2022 là năm bản lề trong việc triển khai các định hướng lớn về môi trường và phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; là năm đầu tiên triển khai các quy định, chính sách mới, đột phá của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu COP26. Trong đó, có thể khẳng định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 với nhiều chính sách, giải pháp đột phá, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững.

nang cao hieu qua thuc thi luat bao ve moi truong 2020 gop phan dat muc tieu phat trien ben vung hinh 1

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V.

Đây cũng là nhiệm vụ của Bộ TN&MT trong năm 2022. Điểm nhấn trong quý I/2022 là đã ban hành đồng bộ các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Cùng với hoàn thiện hành lang pháp lý, Bộ TN&MT tổ chức các Hội nghị, Hội thảo tập huấn cho các địa phương trong tổ chức thực hiện các quy định mới của Luật; xây dựng kế hoạch xử lý, cải tạo, phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng.

Trong quý I/2022, một văn bản quan trọng về bảo vệ môi trường được Chính phủ ban hành là Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược này có nhiều nội dụng đổi mới trong đó nổi bật là cập nhật nội dung “hướng tới mục tiêu trung hòa các bon vào năm 2050” để phù hợp với cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Các Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được triển khai nhằm định hướng các giải pháp khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn và bố trí hạ tầng xử lý môi trường phù hợp với quá trình thực hiện các phương án phát triển, đảm bảo phát triển bền vững.

Bộ tiếp tục hoàn thiện Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam theo chính sách, quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn, rác thải là tài nguyên được tái chế, tái sử dụng thay cho chôn lấp trực tiếp.

Trong thời gian tới, để triển khai thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ TN&MT xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh để khuyến khích sử dụng công nghệ xanh, hạn chế xả thải ra môi trường; tiếp tục hoàn thiện các chính sách thu hút nguồn lực cho công tác thu gom, xử lý nước thải và chất thải rắn sinh hoạt (rác thải); tăng cường năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo về môi trường.

Bộ có các hoạt động thúc đẩy xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật thu gom, xử lý nước thải và rác thải; trong đó chú trọng giải pháp, phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nhựa, chất thải rắn. Đồng thời Bộ sẽ nghiên cứu ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, hướng dẫn xử lý rác thải để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. Hướng dẫn mô hình công nghệ xử lý, tái chế thân thiện môi trường phù hợp với từng địa phương.

Để hiệu quả bảo vệ môi trường được bền vững, Bộ TN&MT chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, nhất là trong lĩnh vực quản lý rác thải, thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Đặc biệt, Bộ nghiên cứu để có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư đẩy nhanh việc cải tạo, phục hồi các lưu vực sông bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt, như lưu vực sông Nhuệ - Đáy, sông Bắc Hưng Hải...

Góp phần đạt mục tiêu phát triển bền vững

Nói về Luật BVMT 2020, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà khẳng định: Tại Điều 4 (nguyên tắc bảo vệ môi trường), Luật BVMT 2020 quy định bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững; bảo vệ môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Từ nguyên tắc này, Luật BVMT 2020 đã quy định các nội dung hướng đến bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường, kinh tế và xã hội thông qua các quy định bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội phải gắn với BVMT thông qua các quy định từ cấp vĩ mô như các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, chiến lược BVMT, đánh giá môi trường chiến lược đến đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường...

nang cao hieu qua thuc thi luat bao ve moi truong 2020 gop phan dat muc tieu phat trien ben vung hinh 2

Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

Về phát triển kinh tế và BVMT, Luật BVMT 2020 đưa ra cách thức quản lý môi trường đối với các hoạt động phát triển kinh tế với cách tiếp cận theo mức độ tác động đến môi trường thông qua tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư; kiểm soát chặt chẽ các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không tiếp nhận dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải. Đồng thời, Luật đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với dự án, cơ sở thân thiện với môi trường, không có tác động lớn đến môi trường. Về mối quan hệ giữa phát triển xã hội và BVMT, Luật có nhiều nội dung chế định mối quan hệ này, như quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường có tính đến các yếu tố nhạy cảm môi trường là khu dân cư tập trung, di sản thiên nhiên... Luật quy định BVMT khu đô thị, khu dân cư tập trung phải thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử, không gian xanh, cảnh quan môi trường; quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc giảm thiểu, phân loại chất thải; sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động BVMT. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về phát triển vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên để vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo vệ môi trường.

Như vậy, Luật BVMT 2020 đã thể hiện rõ mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường nhằm góp phần đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cũng từng nhấn mạnh: “Cùng với nỗ lực của Bộ TN&MT, sự vào cuộc đồng lòng của các địa phương sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong ý thức và hành động về BVMT. Bộ TN&MT mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực của địa phương trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cũng như triển khai các quy định của pháp luật về BVMT; sớm đưa các quy định, chính sách mới của Luật BVMT năm 2020 đi vào cuộc sống, đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu quan trọng của Đảng và Chính phủ đề ra trong năm 2022 và các năm tiếp theo đối với công tác BVMT”.

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, năm nay, Bộ lựa chọn chủ đề “Hài hoà phát triển kinh tế và BVMT hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững” như một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự suy thoái của đa dạng sinh học, vì cuộc sống hài hòa với thiên nhiên và cho một tương lai bền vững hơn. Với ý chí và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, toàn dân cùng sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, đối tác quốc tế, Việt Nam sẽ thành công trong chuyển mô hình tăng trưởng theo hướng kinh tế dựa vào khả năng cung ứng của tự nhiên, cung ứng tuần hoàn, cung ứng các-bon thấp. 

PV

Bình Luận

Tin khác

Hà Tĩnh vinh danh 42 điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh vinh danh 42 điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 16/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 17/5: Cả nước trời nắng

Dự báo thời tiết ngày 17/5: Cả nước trời nắng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 17/5/2024, cả nước trời nắng, phía Nam có nơi nắng nóng trên 35-36 độ C.

Đời sống
Bắt giữ tài xế say rượu, tông chết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn vào Quảng Bình

Bắt giữ tài xế say rượu, tông chết người ở Hà Tĩnh rồi bỏ trốn vào Quảng Bình

(CLO) Nguyễn Xuân Hải uống rượu say, sau đó điều khiển ô tô gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn vào Quảng Bình.

Đời sống
Vì sao chợ Thủ Đức 'thất thủ', đường bể, bung nắp cống trong mưa lớn?

Vì sao chợ Thủ Đức 'thất thủ', đường bể, bung nắp cống trong mưa lớn?

(CLO) Chiều 16/5, tại phiên họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP HCM, ông Mai Hữu Quyết, Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức thông tin về dự án hệ thống thoát nước trên đường Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức) "thất thủ" trong trận mưa lớn chiều qua (15/5).

Đời sống
Ninh Bình: Kiểm tra toàn bộ đê, kè, cống, đảm bảo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Ninh Bình: Kiểm tra toàn bộ đê, kè, cống, đảm bảo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc đề nghị các địa phương bổ sung, hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đê, kè, cống; các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, quy trình vận hành xử lý lũ, nhất là tại các khu vực trọng điểm.

Đời sống