Nâng cao năng lực độc lập, tính tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài

Thứ bảy, 04/09/2021 11:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ quán triệt cần phải tập trung nâng cao năng lực độc lập, tính tự chủ của nền kinh tế để hạn chế ảnh hưởng của các bất ổn, yếu tố biến động bất thường đối với sức khỏe của nhân dân, bảo đảm an sinh và phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, kéo dài.

Theo đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.

nang cao nang luc doc lap tinh tu chu cua nen kinh te trong boi canh dich benh keo dai hinh 1

Chính phủ có đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 gồm 23 chỉ tiêu. Trong đó, đặt mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%.

Càng khó khăn, phức tạp thì càng phải đoàn kết thống nhất

Theo Nghị quyết số 99/NQ-CP, Chính phủ đặt ra "Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025" gồm 23 chỉ tiêu, trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng, cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi ngân sách Nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỉ lệ che phủ rừng không thấp hơn mức 42%.

Trong Nghị quyết nêu trên, Chính phủ xác định: Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 trên nguyên tắc linh hoạt, sáng tạo, không máy móc, cứng nhắc, tùy từng thời điểm, từng nơi, từng địa phương, địa bàn, cơ quan, đơn vị để lựa chọn ưu tiên phù hợp giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội. Bám sát tình hình, chủ động xây dựng giải pháp phù hợp, khả thi thích ứng với bối cảnh dịch bệnh kéo dài.

Trong điều kiện dự báo đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể kéo dài, cần phải tập trung nâng cao năng lực độc lập, tính tự chủ của nền kinh tế để hạn chế ảnh hưởng của các bất ổn, yếu tố biến động bất thường đối với sức khỏe của nhân dân, bảo đảm an sinh và phát triển kinh tế, xã hội; tạo điều kiện để nền kinh tế chủ động thích nghi nhanh, ứng phó hiệu quả với mọi tình huống do tác động của đại dịch gây ra, không để bị động bất ngờ dẫn đến xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội.

Xây dựng Chính phủ và chính quyền các cấp đoàn kết, liêm chính, kỷ luật, kỷ cương, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; năng động, đổi mới sáng tạo; vì nhân dân phục vụ; thấm nhuần phương châm đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết; “dân là gốc” và xuất phát từ quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Càng khó khăn, phức tạp thì càng phải đoàn kết thống nhất; giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể trên tinh thần khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe. Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cả nhận thức và hành động.

nang cao nang luc doc lap tinh tu chu cua nen kinh te trong boi canh dich benh keo dai hinh 2

Chính phủ xác định tập trung nâng cao năng lực độc lập, tính tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, kéo dài. Ảnh: internet

13 nhiệm vụ chủ yếu

Nghị quyết số 99/NQ-CP đặt ra 13 nhiệm vụ chủ yếu gồm:

Thứ nhất, tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu tiên, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết và bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số.

Thứ tư, tăng cường huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Thứ năm, đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ.

Thứ bẩy, thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị.

Thứ tám, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội.

Thứ chín, tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường; chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mười là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; thực hiện cải cách tiền lương; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo.

Mười một, phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Mười hai, xây dựng nền ngoại giao hiện đại, tăng cường hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mười ba, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Quốc Trần

Tin khác

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

(CLO) Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn.

Tin tức
Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

(CLO) Đã 70 năm trôi qua nhưng âm hưởng của bản hùng ca Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” không chỉ tại Việt Nam mà còn vang vọng mãi đến muôn đời sau, khắp cả năm châu, bốn biển.

Tin tức
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

(CLO) Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức