“Nâng cao phẩm chất Hà Nội trong sáng tạo văn học”

Thứ ba, 13/11/2018 17:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là chủ đề của hội thảo do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức ngày 13/11, tại Hà Nội, nhằm làm sáng tỏ một số điểm về lý luận để có thêm căn cứ đánh giá thực trạng văn học, thúc đẩy phong trào sáng tác, đồng thời, tạo diễn đàn cho các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học bày tỏ những ý tưởng, đề tài tâm huyết về Hà Nội.

Báo Công luận
Hội thảo đã nhận được hơn 20 tham luận và các ý kiến của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, lý luận phê bình văn học Hà Nội... Ảnh: HNM 

Phát biểu tại hội thảo, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình của Hội cho rằng, sáng tác của các hội viên Hội Nhà văn Hà Nội phải có sự khác biệt, phải đậm chất kinh kỳ. Việc nâng cao phẩm chất Hà Nội trong sáng tạo văn học cũng là việc làm cụ thể nhằm thực hiện Điều lệ và các nghị quyết mà Đại hội XII Hội Nhà văn Hà Nội đề ra: “Tập hợp, tổ chức và khuyến khích các hội viên hoạt động trong lĩnh vực văn học trên tinh thần phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, của Hà Nội nghìn năm văn hiến, nhằm tạo ra những tác phẩm văn học có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật cao, phát triển nền văn học Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đặc thù riêng của Thủ đô Hà Nội để hội nhập với văn học cả nước, khu vực và quốc tế”.

Hội thảo đã nhận được hơn 20 tham luận và các ý kiến của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, lý luận phê bình văn học Hà Nội như: Giáo sư Phong Lê, nhà văn Trần Chiến, nhà phê bình Tôn Phương Lan, nhà văn Đặng Hiển, nhà phê bình Lê Thành Nghị, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng… đã tập trung cắt nghĩa về phẩm chất Hà Nội, phân tích phẩm chất đó được thể hiện trong văn học Thủ đô trước đây và hiện nay như thế nào, làm thế nào để nâng cao phẩm chất Hà Nội trong các sáng tác văn học mới…

Trong đó, khái niệm phẩm chất Hà Nội được xác định rõ ràng, rộng mở hơn. Đó không chỉ là nét hào hoa, phong nhã, kiêu hùng, thanh lịch của người dân sống nhiều đời trong phố mà còn có cả sự khỏe khoắn, năng động, thân thiện, hòa nhập… của người xứ Đoài, người dân khắp nơi tụ về. 

Qua đó, khẳng định vấn đề then chốt để làm rõ nét phẩm chất Hà Nội là gắn văn học với văn hóa. Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng, hiện nay người viết cần mở rộng phạm vi sáng tác, phát huy sự đa dạng, đặc sắc của các vùng miền, khu vực của Hà Nội, tạo nên những tác phẩm phản ánh toàn diện, đặc sắc về Thủ đô. Cần tìm tòi để sáng tác về Hà Nội, gắn với Hà Nội, nêu bật được “chất” Hà Nội trong quá trình lao động của mình, từ đó, truyền cảm hứng, nhiệt huyết sáng tạo cho đồng nghiệp.

P.V

Tin khác

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa