Nắng nóng đe dọa thiếu điện và tăng giá thịt heo ở Trung Quốc

Thứ năm, 14/07/2022 07:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc đang phải hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt, buộc một khu vực sản xuất lớn phải kêu gọi các doanh nghiệp và hộ gia đình sử dụng ít điện hơn, trong khi nỗi lo giá thịt heo tăng vọt vẫn đau đáu.

Nguy cơ mất điện lan rộng

Được biết, hàng chục thành phố tại Trung Quốc đã phải hứng chịu nhiệt độ cao kỷ lục vào thời điểm nền kinh tế vẫn đang phục hồi sau các đợt giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19. Trong khi đó, đợt nắng nóng xảy ra khi lạm phát tiêu dùng tại quốc gia đông dân nhất thế giới đạt mức cao nhất trong vòng 23 tháng, lý do chủ yếu do giá lương thực tăng.

Theo Cục Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, có tới 84 thành phố trong cả nước này đã ban hành cảnh báo báo động đỏ cấp độ cao nhất vào hôm qua (13/7), cho thấy nhiệt độ dự kiến sẽ tăng trên 40 độ C (104 độ F) trong 24 giờ tới. Vào chủ nhật tuần trước, lần đầu tiên trong năm nay, Thượng Hải ghi nhận mức nhiệt lên tới 40 độ C.

nang nong de doa thieu dien va tang gia thit heo o trung quoc hinh 1

Một người phụ nữ đeo khẩu trang dùng quạt khi đi trên đường giữa đợt nắng nóng, sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 13/7/2022. Ảnh: CNN.

Không ngoài vùng dự đoán, đợt nắng nóng này đã đẩy nhu cầu sử dụng điện năng của Trung Quốc lên mức “cực đại”, trong khi đó ở nhiều khu vực không chịu được cái nắng gay gắt, người dân đã phải bật điều hòa nhiệt độ cả ngày.

Hôm thứ Ba (12/7) tại tỉnh Chiết Giang - một thành phố đi đầu về sản xuất và xuất khẩu lớn ở bờ biển phía đông - đã kêu gọi 65 triệu cư dân và doanh nghiệp nơi đây chung tay tiết kiệm điện.

"Để đảm bảo cung cấp điện cho người dân và các công ty ... chúng tôi buộc phải kêu gọi toàn xã hội cùng hành động để tiết kiệm điện", Văn phòng năng lượng của tỉnh Chiết Giang và State Grid cho biết trong một tuyên bố chung.

Theo các nhà phân tích của một số công ty môi giới Trung Quốc, văn phòng năng lượng Chiết Giang cũng đã phân bổ nguồn cung cấp điện cho một số công ty sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như các nhà sản xuất polyester và các công ty dệt và in vải ở các thành phố Hàng Châu, Thiệu Hưng và Hải Ninh.

nang nong de doa thieu dien va tang gia thit heo o trung quoc hinh 2

Người dân dành thời gian trong hầm trú ẩn tránh nắng nóng mùa hè trong bối cảnh cảnh báo đợt nắng nóng ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 12/7/2022. Ảnh: CNN.

Trong khi đó, nguy cơ thiếu hụt điện năng mới nhất này diễn ra chỉ vài tháng sau khi Trung Quốc phải hứng chịu cuộc khủng hoảng năng lượng gây mất điện trên diện rộng vào nửa cuối năm ngoái. Các vụ mất điện được cho là do thiếu than (loại than mà Trung Quốc sử dụng để sản xuất khoảng 60% điện năng và nhu cầu điện tăng vọt).

Đợt nắng nóng hiện tại và kết quả là việc phân bổ năng lượng lại là một thách thức khác đối với ngành sản xuất khổng lồ của Trung Quốc, vốn vẫn đang phục hồi sau nhiều tháng bị tàn phá, ăn mòn bởi nhiều đợt bùng dịch Covid-19 nghiêm trọng.

Vào thứ sáu tuần trước, Trung Quốc đã công bố dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quý 4 - 6 và dự kiến tăng trưởng sẽ giảm xuống khoảng 1% trong quý 2 từ mức 4,8% trong 3 tháng đầu năm nay.

Lo ngại về lạm phát gia tăng

Được biết, nhiệt độ cao cũng đang ảnh hưởng đến sản lượng trồng trọt của Trung Quốc, có nguy cơ đẩy lạm phát lương thực lên mức cao.

Đài quan sát khí tượng thuỷ văn trung ương của nước này cảnh báo nhiệt độ cao có thể tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất cây trồng chủ lực bao gồm: ngô, đậu tương, lúa mì và nhiều đồng cỏ ở các tỉnh phía bắc như Ninh Hạ, Nội Mông và Hà Bắc.

Trong khi đó, giá thực phẩm tăng cao trên thị trường trong nước và toàn cầu đã bắt đầu tác động đến ngành thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi heo của Trung Quốc trong những tuần gần đây.

Đầu tháng này, một số nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn bao gồm cả New Hope Group - Tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong những tập đoàn chuyên về lĩnh vực nông nghiệp lớn mạnh nhất Trung Quốc cảnh báo những hộ chăn nuôi rằng họ sẽ tăng giá thức ăn cho lợn, gia cầm và cá do giá khô dầu đậu nành, ngô và lúa mì tăng. Hầu hết các đợt tăng giá đều bắt đầu vào tuần trước.

Thịt heo - loại thịt được ưa chuộng và phổ biến nhất nhì ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, vì đậu tương và ngô là những nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành chăn nuôi lợn.

Theo số liệu gần đây nhất từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia - nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, tính đến tuần kết thúc vào ngày 1/7, giá heo hơi đã tăng 46% kể từ tháng 3.

Tuần trước, Ủy ban này cho biết họ đang xem xét khai thác nguồn dự trữ thịt lợn chiến lược của nước này để kiềm chế sự gia tăng giá nhanh chóng. Đồng thời cũng cam kết sẽ ngăn chặn bất kỳ đầu cơ tích trữ, khống giá nào của các trang trại chăn nuôi lợn.

Theo dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) gần đây nhất của Trung Quốc, chỉ này đã tăng 2,5% so với một năm trước đó (tăng từ 2,1% trong tháng 5 và là mức cao nhất trong gần hai năm).

Bên cạnh đó, giá thịt heo đã tăng gần 3% trong tháng 6 so với tháng 5, khiến người dân trong nước càng chịu thêm áp lực về giá cả thực phẩm, Cục thống kê quốc gia cho biết trong một tuyên bố.

Lê Na (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

(CLO) Theo báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) và Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ (CSD), Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khẩu 3 tỷ euro sản phẩm dầu từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu xử lý các sản phẩm dầu của Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Xe điện Trung Quốc khiến Mỹ 'lo lắng'

Tổng thống Nga: Xe điện Trung Quốc khiến Mỹ "lo lắng"

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến đi hai ngày tới Trung Quốc: Chính quyền Mỹ đã áp đặt thuế đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất vì chúng đã trở nên tốt hơn, đồng thời nhấn mạnh đây là hành động ngăn chặn đối thủ mạnh xâm nhập vào thị trường nội địa nước này.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp