"Nền kinh tế không thể đóng cửa vô thời hạn khi ca nhiễm dưới 100 ca"

Thứ năm, 09/09/2021 14:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tiến sĩ Phan Tân cho rằng, nền kinh tế Thành phố Hà Nội không thể ngừng hoạt động vô thời hạn nếu cứ tình trạng mỗi ngày trên dưới 100 ca nhiễm bệnh. Hãy cứu lấy doanh nghiệp và giữ chân nhà đầu tư.

Đặt mục tiêu Zero F0 là không tưởng với biến thể Detal

Trước khi nêu các kiến nghị Tại buổi Tọa đàm xin ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội, Tiến sĩ Phan Tân công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã đặt ra nhiều câu hỏi cần lý giải.

Cụ thể theo tiến sĩ  Phan Tân: “Số ca lây nhiễm hàng ngày tại Hà Nội trong thời gian giãn cách chỉ trên dưới 100 ca, phần nhiều là trong khoảng từ 40-60 ca/ngày. Vậy tại sao với thời gian giãn cách đã 1,5 tháng, hơn 3 chu kỳ lây nhiễm và phát/có triệu chứng bệnh, Hà Nội vẫn không khống chế được dịch?".

Ông Phan Tân còn đặt ra các câu hỏi: "Liệu ở Hà Nội dịch có diễn biến như đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh không? cho dù ở quy mô nhỏ hơn?

Vấn đề an sinh và các chính sách an sinh xã hội đã và sẽ như thế nào trên địa bàn Hà Nội?”.

nen kinh te khong the dong cua vo thoi han khi ca nhiem duoi 100 ca hinh 1

Tiến sĩ Phan Tân công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Sau khi đặt vấn đề, ông Phan Tân đã tự lý giải và kiến nghị với lãnh đạo Thành phố. “Nên tổ chức xét nghiệm theo cụm/điểm dân cư có trường hợp nhiễm để khoanh vùng, dập dịch ngay tại chỗ. Và cũng chỉ tổ chức xét nghiệm trong phạm vi hẹp nhất có thể” – tiến sĩ Phan Tân nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, xét nghiệm để phòng ngừa, điều trị là tốt, nhưng hãy xét nghiệm khu trú phạm vi hộ gia đình, cụm, nhóm nhỏ các hộ có F0, F1 để xử lý cách ly, dập dịch.

Chi phí cho xét nghiệm toàn thành phố là không nhỏ, có bài viết dẫn lời PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đã đưa ra con số là có thể mua được 4-5 triệu liều vaccine.

Ông Phan Tân còn cho rằng, không đưa F1 đi cách ly tập trung, thậm chí cho cả F0 (không triệu chứng) mà để họ được cách ly, chăm sóc tại nhà có hướng dẫn của nhân viên y tế; tránh lây nhiễm chéo.

Tạo điều kiện F1 cách ly tại nhà

Chỉ những gia đình nào, không có đủ điều kiện để cách ly tại nhà thì chính quyền mới tổ chức đưa họ đi cách ly tập trung. Và chỉ đưa F0 có triệu chứng đến cơ sở y tế để chữa trị, hạn chế cái chết không đáng có.

Bộ Y tế đã ban hành văn bản Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà, QĐ 4156/QĐ-BYT, ngày 28/8, cho thấy đã có những tính toán khoa học nhất định về việc điều trị F0, F1 tại nhà.

Ông Phan Tân dẫn chứng, thực tế ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay, nhiều F0 không triệu chứng sẽ tự miễn dịch, tự khỏi. Khi họ được chăm sóc tại nhà với điều kiện về ăn, ở, vệ sinh và thuốc phòng dịch tốt cơ hội tự khỏi sẽ cao hơn là cách ly tập trung không đủ điều kiện chăm sóc.

nen kinh te khong the dong cua vo thoi han khi ca nhiem duoi 100 ca hinh 2

Nhiều quy định về giấy đi đường khiến người dân rất bức xúc (ảnh Quang Hùng).

Tuy nhiên, vị này cũng kiến nghị: “Phải có cam kết và có chế tài phạt thật nặng cho những F0, F1 cách ly tại nhà nếu không tuân thủ quy định trong thời gian cách ly. Đồng thời, bố trí cán bộ y tế, cán bộ chính quyền cơ sở theo dõi, quản lý chặt các hoạt động công cộng ở khu tập thể có mật độ dân cư cao".

"Khi số lượng bệnh nhân F0 và người nhóm F1 đông, các cơ sở y tế và trung tâm cách ly tập trung quá tải là lẽ đương nhiên. TP. Hồ Chí Minh là một bài học”, TS Phan Tân đề nghị.

Chuyên gia này còn lo lắng cho tình trạng cách ly tâm trung sẽ khiến nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý của bệnh nhân: “Những hiện tượng "nổi loạn" như đã diễn ra ở Bệnh viện dã chiến số 1 cơ sở Thới Hòa (Bình Dương) mấy ngày trước đây, hay một vài nơi khác (ở mức nhẹ hơn) cho ta bài học cần phải phòng ngừa trước".

"Khi con người bị cách ly quá lâu, thân mang bệnh dịch (chưa biết sống chết), tâm lý bị kỳ thị, bị cho rằng nhà nước, y tế không quan tâm,… và cũng không tránh khỏi bị kích động bởi ai đó thì chuyện cướp giật đồ ăn, vượt rào, phá phách tài sản, khạc nhổ bừa bãi, làm phiền cán bộ y tế… không tránh khỏi. Nó cũng là một dạng tâm thần phân liệt thể bị hại, bởi cách ly/giãn cách mà phát sinh”, chuyên gia này nói.

Không chú trọng vào việc cấp giấy đi đường

Ông Phan Tân còn cho rằng, thành phố Hà Nội không nên chú trọng chuyện cấp giấy đi đường như thế nào? ai được ra đường? ra đường như thế nào? Nên bãi bỏ giấy đi đường!

Sau nhiều lần lúng túng vì các quy định ra đường (ban hành-hoãn, ban hành-sửa đổi...), trong đợt giãn cách thứ tư này, chúng ta quy định 6 nhóm được ra đường, nhưng với quy định đó thì tất cả công dân đều có thể ra đường.

Nếu ai đó là viên chức, người lao động không thuộc các nhóm 1,2,3,4,6 không được đi làm, thì họ cũng là cư dân của tổ dân phố, công dân của xã/phường (thuộc nhóm 5) có thể ra đường để đi chợ, đi làm cái gì đó...

Cho nên sáng ngày 6/9, 7/9 các cửa ngõ đều tắc, ùn ứ là dễ hiểu. Thông tin từ Phòng Cảnh sát Giao thông, sáng 6/9 đã cấp hơn 20.000 giấy ra đường. Đây mới chỉ cho Nhóm 2, và chỉ mới buổi sáng ngày đầu! Còn 5 nhóm khác thì số lượng là bao nhiêu? Vì vậy người có thể (được phép) ra đường rất nhiều nếu họ có nhu cầu.

“Việc này chỉ khổ doanh nghiệp và người dân cứ phải rồng rắn đi xin giấy phép, mệt mỏi, chen chúc, xếp hàng, bị tiếp xúc không đáng có để rồi nguy cơ lây nhiễm trong các hành động tiếp xúc này là hiện hữu. Nó có thể tạo thêm những làn sóng lây nhiễm mới.

Chuyện giấy đi đường đã trở thành chủ đề đàm tiếu trong dân gian, người ta gọi là cơn ác mộng giấy đi đường"- chuyên gia này chia sẻ.

Ông Phan Tân kiến nghị, để hạn chế người dân ra đường mua hàng hóa, cần cho phép đội ngũ shipper công nghệ quay lại hoạt động. Hãy xem shipper như những chiến sĩ giao liên thời chiến! Tôn trọng họ và tạo điều kiện cho họ hoạt động. Tổ chức tiêm vaccine cho đội ngũ này.

Cần trưng dụng các cơ sở giáo dục, các trung tâm văn hóa thể thao làm các điểm bán hàng nông sản từ ngoại thành, đảm bảo khoảng cách giữa các gian hàng và người tham gia.

Vận động bà con tiểu thương từ các chợ truyền thống, đưa hàng đến bán hoặc giao cho đội ngũ shipper chở hàng từ ngoại thành vào bán tại các điểm này.

Nền kinh tế không thể đóng cửa vô thời hạn khi ca nhiễm dưới 100 ca

Theo tiến sĩ Phan Tân, nền kinh tế Thành phố không thể ngừng hoạt động vô thời hạn nếu cứ tình trạng mỗi ngày trên dưới 100 ca nhiễm bệnh. Hãy cứu lấy doanh nghiệp và giữ chân nhà đầu tư.

“Ai đi làm vẫn đi, ai phải ở nhà cách ly thì vẫn ở nhà. Ai có triệu chứng thì đi bệnh viện và tổ chức cách ly, dập dịch cụm/điểm tại chỗ.

Người dân hiện nay, thay vì sợ hãi Covid, nhiều người trở nên trầm uất vì bị giam hãm trong nhà quá lâu, hết đợt này đến đợt khác một cách vô vọng; bên cạnh đó là cái đói, cái bức bách tâm sinh lý, con cái không được đến trường, gia đình bố mẹ, con cái không được gặp nhau... một sự tra tấn khủng khiếp về tâm sinh lý”, ông Phan Tân nói.

Ngoài ra, vị này còn cho rằng cần dự phóng trong trường hợp xấu nhất sẽ "bung" "toang', diễn biến như TP. Hồ Chí Minh, cần chuẩn bị tinh thần, vật chất xây dựng một đội ngũ tình nguyện viên trên các mặt trận: Tình nguyện viên "đi chợ hộ", tình nguyện viên "hỗ trợ y tế", tình nguyện viên "an ninh, trật tự"...

Cuối cùng, tất cả các quyết sách, các chỉ thị liên quan phòng, chống dịch được ban ra lúc này cần phải cân nhắc, cần xin ý kiến của các nhà khoa học. Như bây giờ mở cửa trở lại để sản xuất kinh doanh thì nên mở cửa những nhóm doanh nghiệp nào? những mặt hàng nào? Mở cửa ở đâu? Nhóm lao động nào cần huy động cho khôi phục kinh tế thời gian đầu, duy trì đời sống?.

“Phòng chống Covid bây giờ đã đi vào tiềm thức của người dân, là tự thân, tự ý thức mà tất cả mọi người dân đều hiểu. Nhà nước không thể mãi nghĩ thay, làm thay dân bởi đó là gia đình, là tính mạng của họ”, ông Phan Tân nhấn mạnh.

Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng cần khẩn trương tìm nguồn vắc xin để tiêm đủ cho người dân Hà Nội. Muốn sống chung với dịch phải thực hiện 5K tuyệt đối và có chế tài đủ mạnh.   

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe