Nga muốn gì phía sau “lằn ranh đỏ”?

Thứ bảy, 18/12/2021 17:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nga vừa đưa ra một loạt các yêu cầu cứng rắn tới Mỹ và NATO về việc rằng Ukraine hay bất kỳ quốc gia thuộc Liên Xô cũ nào cũng không được phép gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Đó là “lằn ranh đỏ” mà họ không muốn các quốc gia phương Tây xâm phạm.

Nga đã sẵn sàng cho một cuộc chiến

Khi Nga lần đầu tiên tập trung quân đội, xe tăng và pháo binh ở biên giới với Ukraine vào tháng 3, Tổng thống Vladimir Putin lên tiếng khẳng định việc triển khai chỉ là một cuộc tập trận chớp nhoáng. Nhưng khi việc huy động quân sự tiếp tục tăng lên tới 175.000 người, Mỹ đã cảnh báo các đồng minh rằng Nga có thể đang lên kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công quân sự.

nga muon gi phia sau lan ranh do hinh 1

Nước Nga của ông Putin quyết tâm bảo vệ “lằn ranh đỏ” đến cùng. Ảnh: FT

Để rồi vào đầu tháng này, sau khi ông Putin nói rằng, những hành động quân sự của Ukraine trong cuộc chiến chống lại các lực lượng nổi dậy đang chiếm đóng ở Donbas là một “tội ác diệt chủng”, thì giới quan sát thực sự lo ngại về một cuộc chiến tranh tại biên giới giữa Nga và Ukraine. Đó chính là một cái cớ, một phát súng hiệu lệnh để Nga có thể tiến quân sang quốc gia láng giềng.

Các quan chức Nga trước đó cũng đã thề sẽ can thiệp nếu Ukraine cố gắng chiếm lại Donbas - nơi mà Kiev coi là một mối đe dọa. Thái độ cương quyết của Nga được thể hiện qua việc Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov công khai tuyên bố rằng mối quan hệ giữa họ với Mỹ đang tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba vào năm 1962.

Sau đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden vội vàng hạ nhiệt căng thẳng bằng cách đề nghị Putin đàm phán với các đồng minh NATO trong một cuộc hội đàm trực tuyến, mặc dù ông cũng đưa ra lời đe dọa về hậu quả kinh tế nghiêm trọng trong trường hợp Nga tấn công Ukraine.

Các quan chức và nhà phân tích ở Mỹ và châu Âu thừa nhận vẫn chưa hiểu ý định thực sự của Putin với Ukraine. Một số người suy đoán việc tăng quân chỉ là công cụ để Nga sử dụng trong các cuộc đàm phán, tức gây áp lực buộc Mỹ và các nước phương Tây phải dừng lại kế hoạch mở rộng tầm ảnh hưởng của NATO về phía đông.

Việc Nga thiết lập “lằn ranh đỏ” đối với NATO thực ra không mới. Nhưng theo các chuyên gia, Putin và các quan chức cấp cao của Nga cho rằng đây là lúc họ có thể phải quyết vấn đề bằng vũ lực.

Tatiana Stanovaya, người sáng lập công ty tư vấn chính trị R.Politik, cho biết rằng mọi thứ Putin làm từ trước tới nay với tư cách tổng thống đều nhằm chống lại sự bành trướng của NATO, và “ông ấy cho rằng việc hoàn thành sứ mệnh đó là bây giờ hoặc không bao giờ”.

Hãy tránh xa “lằn ranh đỏ”

Vào tháng 7, Putin đã xuất bản một bài báo dài 5000 từ về Ukraine với những lời lẽ về “tình anh em” giữa Nga và Ukraine, song kèm theo đó là những tuyên bố ngụ ý đe dọa việc Kiev đang nỗ lực rời xa Moscow.

Trong bài xã luận, ông Putin nói rằng “chủ quyền thực sự của Ukraine chỉ có thể có trong quan hệ đối tác với Nga”, và thề rằng Moscow sẽ không bao giờ cho phép nước này trở thành một nước “chống Nga”.

Bài luận dựa trên nghiên cứu của chính Putin và chỉ ra rằng Ukraine quan trọng như thế nào đối với Nga. Sự quyết liệt của Putin về vấn đề này đã được thể hiện qua việc Nga đã bất chấp tất cả để sát nhập bán đảo Crimea từ Ukraine hồi năm 2014.

Thậm chí, nhà tài phiệt Konstantin Malofeyev, người có mối quan hệ với lực lượng nổi dậy tại Donbas, còn mơ về một kịch bản mà theo đó “Ukraine sẽ trở lại với Nga, và nếu cần có thể bằng vũ lực”.

Mới đây, Mỹ đã chia sẻ thông tin tình báo mà sau đó ngay cả những đồng minh châu Âu hoài nghi nhất của họ cũng bắt đầu phải tin Putin có thể đã ở tư thế sẵn sàng cho một cuộc tấn công quân sự vào Ukraine, thậm chí có thể diễn ra ngay vào đầu năm tới; mọi việc sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ và các thành viên khác của NATO có đáp ứng yêu cầu tránh xa “lằn ranh đỏ” mà nước Nga đã đặt ra hay không.

nga muon gi phia sau lan ranh do hinh 2

Một trong những yêu cầu của Nga là NATO phải kiềm chế “bất kỳ hoạt động quân sự nào” ở Đông Âu. Ảnh: AP

Theo một quan chức tình báo cấp cao phương Tây, Nga đang tiếp tục triển khai quân đội, nhưng vẫn thiếu một số thiết bị quan trọng cho một cuộc tấn công kéo dài, song khẳng định những những yếu tố này sẽ được đưa đến biên giới nhanh chóng. Có nghĩa, Nga đang không tiến hành một cuộc chiến, nhưng đang chuẩn bị cho một cuộc chiến ở biên giới với Ukraine. Quan chức này còn bình luận: “Putin đang tính toán giữa thiệt hại và lợi ích, lúc nào cần ngoại giao và lúc nào phải cần vũ lực”.

Sự thù địch của ông Putin với phương Tây bắt nguồn từ giữa những năm 2000, khi NATO bắt đầu mở rộng sang lãnh thổ Liên Xô cũ, với sự gia nhập của Estonia, Latvia và Lithuania; cũng như Mỹ đã triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Romania mà Moscow lo ngại có thể được sử dụng để chống lại họ.

Tất nhiên, viễn cảnh đẫm máu ở biên giới phía đông Ukraine - nơi vốn đã có 14.000 người thiệt mạng kể từ năm 2014 trong cuộc chiến Donbas - là điều mà ông Putin cũng không muốn. Một thắng lợi trên bàn đàm phán là chiến thắng toàn diện nhất mà nước Nga đang hướng tới. Việc sử dụng vũ lực chỉ là giải pháp cuối cùng.

Song dù trên bàn đàm phán hay trên mặt trận, nước Nga và ông Putin sẽ quyết đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Đó chính là những gì phía sau “lằn ranh đỏ”: Buộc NATO phải đưa ra cam kết ngừng mở rộng về phía đông!

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế