Ngân hàng Nga triển khai sử dụng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc

Thứ tư, 07/09/2022 07:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) VTB - ngân hàng Nga đầu tiên triển khai chuyển tiền bằng đồng Nhân dân tệ sang Trung Quốc mà không cần dựa vào Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính quốc tế (SWIFT).

Kể từ khi triển khai kế hoạch quân sự tại Ukraine và hứng chịu các lệnh đóng băng nền kinh tế bằng hạn chế tiếp cận thị trường đồng USD và EUR, hàng loạt các ngân hàng lớn của Nga, điển hình như ngân hàng VTB cũng bị xoá sổ ra khỏi SWIFT. Hiện nhu cầu sử dụng đồng Nhân dân tệ (Trung Quốc) ở Nga đã tăng lên đáng kể.

ngan hang nga trien khai su dung dong nhan dan te cua trung quoc hinh 1

Quy mô nền kinh tế Nga sẽ sụt giảm 5% khi bị loại khỏi hệ thống SWIFT. Ảnh: The New York Times.

Trong một tuyên bố, giám đốc điều hành VTB Andrei Kostin cho biết: "Trước tình hình thực tế, Nga mới là đất nước từ chối sử dụng đồng USD và EUR trong thanh toán quốc tế".

Việc ra mắt hệ thống chuyển tiền Nhân dân tệ sẽ đơn giản hóa đáng kể công việc làm ăn của các công ty và cá nhân Nga với các đối tác Trung Quốc, làm tăng tính phổ biến của đồng Nhân dân tệ ở Nga”, ông chia sẻ.

VTB cho biết, số tiền tối đa của một lần chuyển tiền tương đương với 20 triệu rúp (328.800 USD Mỹ) và giới hạn hàng tháng tối đa được đặt ở mức 100 triệu rúp. Ngân hàng đang có kế hoạch bắt đầu cho vay bằng đồng Nhân dân tệ và các loại tiền tệ không phải phương Tây khác vào cuối năm nay.

Hôm thứ Ba tuần này, công ty cho vay lớn nhất của Nga (Sberbank) cho rằng, họ đã bắt đầu thực hiện các khoản vay bằng đồng Nhân dân tệ, khi Moscow đang tìm cách phát triển cơ sở hạ tầng tài chính của mình ở các quốc gia không áp đặt các biện pháp trừng phạt.

Theo phát ngôn viên của ngân hàng VTB, cần phải phát triển và thay thế kịp thời một hệ thống thanh toán quốc tế thay cho SWIFT.

Được biết, Ngân hàng Trung ương Nga đã thiết lập một hệ thống thanh toán quốc tế riêng biệt mang tên SPFS, thay cho hệ thống thanh toán SWIFT trước kia.

Tính đến cuối tháng 2, SPFS hiện có khoảng 400 thành viên. 20% giao dịch chuyển tiền trong nước hiện được thực hiện thông qua SPFS.

Lê Na (Theo CNA)

Bình Luận

Tin khác

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

Dự án nguồn điện chậm tiến độ, Bộ Công Thương đưa ra một số đề xuất xử lý

(CLO) Việc các dự án nguồn điện chậm tiến độ được coi là tình trạng thường xuyên trong lĩnh vực điện lực, vì vậy, Bộ Công Thương đã đưa ra một số đề xuất xử lý.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

Kinh doanh vàng giả nhãn hiệu có thể chịu án hình sự

(CLO) Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đồng loạt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vụ việc đối với mặt hàng vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp