Ngân hàng siết cho vay kinh doanh bất động sản, du lịch, chứng khoán

Thứ năm, 29/07/2021 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các ngân hàng dự báo rủi ro tín dụng tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2021, dự kiến vẫn thắt chặt cho vay lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, kinh doanh tài chính, kinh doanh du lịch.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng nửa cuối năm do Vụ Dự báo, thống kê của Ngân hàng Nhà nước thực hiện từ ngày 5/6/2021 đến ngày 15/06/2021, đối tượng là toàn bộ các tổ chức tín dụng (TCTD)và chi nhánh NHNN tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 95%.

1

Theo nhận định của các TCTD, nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng tăng trong 6 tháng đầu năm 2021 và dự báo tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm và cả năm 2021 ở tất cả các đối tượng, loại tiền, kỳ hạn và lĩnh vực, ngoại trừ nhu cầu tín dụng cho đầu tư, kinh doanh du lịch giảm trong 6 tháng đầu năm 2021 và được dự báo phục hồi nhẹ trong 6 tháng cuối năm 2021.

Các TCTD đã điều chỉnh thu hẹp bớt mức kỳ vọng về xu hướng gia tăng nhu cầu tín dụng năm 2021 qua các kỳ điều tra, trong đó, thu hẹp đáng kể đối với kỳ vọng về sự gia tăng nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực xây dựng, du lịch, vận tải, kho bãi, xuất nhập khẩu, sản xuất phân phối điện, vay mua nhà để ở, công nghiệp hỗ trợ và đầu tư ứng dụng công nghệ cao.

6 tháng đầu năm 2021, rủi ro tín dụng được nhận định tăng với tốc độ chậm hơn 6 tháng cuối năm 2020 ở tất cả các lĩnh vực, ngoại trừ các khoản vay kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán và kinh doanh du lịch được đánh giá rủi ro tăng mạnh hơn.

Mức độ rủi ro của các khoản vay kinh doanh du lịch tiếp tục được nhiều TCTD đánh giá tăng cao thứ 2 chỉ sau khoản vay đầu tư, kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2021. Trước tác động khó lường của dịch Covid-19, rủi ro tín dụng được dự báo tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2021. Rủi ro tín dụng tổng thể năm 2022 được kỳ vọng giảm nhẹ so với năm 2021.

Đánh giá 6 tháng cuối năm 2021, các TCTD dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình đối với hầu hết các nhóm khách hàng, trong đó, ưu tiên nới lỏng đối với nhóm khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, và áp dụng với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, trong khi vẫn dự kiến thắt chặt đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và du lịch.

Các điều khoản, điều kiện cho vay nới lỏng hơn đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong khi thắt chặt hơn đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay kinh doanh chứng khoán trong 6 tháng đầu năm 2021. Trong 6 tháng cuối năm 2021, xu hướng nới lỏng hơn được dự kiến tiếp tục duy trì đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, giữ ổn định đối với cho vay qua thẻ tín dụng và thắt chặt hơn đối với cho vay bất động sản để ở.

Trên thực tế, nguồn vốn đầu tư dự án của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BĐS đều chiếm đa số từ vốn vay ngân hàng.

Cập nhật mới nhất vào giữa tháng 4/2021, Ngân hàng nhà nước (NHNN) ước tính đến cuối tháng 3/2021, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS đạt khoảng 1,85 triệu tỉ đồng, tăng 3% so với tháng 12/2020. NHNN khẳng định trong thời gian tới sẽ kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, BĐS. Trước đó, tại cuộc họp với NHNN, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo NHNN cần phải kiểm soát chặt tín dụng, tránh để tình trạng đầu cơ, thổi giá trục lợi trong lĩnh vực này.

Đáng chú ý, các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tiếp tục là 3 lĩnh vực được nhiều TCTD lựa chọn là động lực chính tăng trưởng tín dụng của hệ thống TCTD trong 6 tháng đầu năm, cả năm 2021 và năm 2022.

Ngoài ra, năm 2021, dệt may là lĩnh vực xếp thứ 4, thay lĩnh vực xây dựng được đánh giá tại kỳ điều tra trước và tiếp tục được thay thể bởi lĩnh vực sản xuất đồ ăn, thức uống trong năm 2022.

Thanh Thư

Bình Luận

Tin khác

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm