Kinh tế Việt Nam 2023 - Vượt cơn gió ngược:

Ngành dệt may: Nhiều kỳ vọng vào năm 2024

Thứ ba, 02/01/2024 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh trong năm 2023, tuy nhiên, ngành dệt may vẫn có một số bứt phá. Chưa năm nào Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang nhiều thị trường như năm nay, tới 104 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bài liên quan

Một năm đầy thách thức của ngành dệt may

Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân công, giảm giờ làm của người lao động vì không có đơn hàng.

Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt trên 33 tỷ USD. Dự kiến cả năm 2023, kim ngạch đạt 40,3 tỷ USD, giảm gần 9%, tương đương 3,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo báo cáo của VITAS, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự thay đổi rõ rệt. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh như đồ nỉ, quần short, quần áo trẻ em. Ở chiều ngược lại, các mặt hàng như: đồ bảo hộ lao động, bộ comple, quần áo y tế, quần jeans lại tăng nhanh.

Những yếu tố bất ổn về kinh tế, chính trị kéo theo lạm phát, làm kìm hãm các chỉ tiêu tiêu dùng từ các thị trường xuất khẩu lớn như châu Âu, Mỹ... đã khiến ngành dệt may Việt Nam trải qua một năm đầy khó khăn.

nganh det may nhieu ky vong vao nam 2024 hinh 1

Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, bà Đỗ Nguyệt Ánh - đại diện Công ty TNHH T.D.M cho biết, đến hết quý II/2023, công ty vẫn rất khó khăn khi số lượng đơn đặt trước giảm tới 30%. Từ giữa quý III cho tới hết năm nay, các đơn may mặc đã bắt đầu tăng trở lại, dù vậy vẫn kém xa so với mọi năm.

Theo bà Ánh, những khó khăn của ngành dệt may đã được dự báo từ giữa năm 2022. Cho nên, doanh nghiệp đã chủ động đưa ra một số giải pháp nhằm giữ doanh số không bị giảm quá sâu, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công ăn việc làm của người lao động.

“Trước đây, các doanh nghiệp dệt may quy mô vừa và nhỏ như chúng tôi thường tập trung vào hàng gia công xuất khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay, chúng tôi tập trung vào thị trường trong nước, thông qua các sản phẩm được ưa chuộng như sơ mi nam, khẩu trang hoặc quần âu” - bà Ánh nói.

Bà Ánh chia sẻ, một trong những yếu tố đáng khích lệ trong năm vừa qua, đó là việc nhiều hệ thống bán lẻ, siêu thị đã hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may đưa sản phẩm vào bán lẻ.

“Ở các thị trường lớn như Hà Nội và TP.HCM, doanh số của chúng tôi không tăng quá nhiều vì phải cạnh tranh với các thương hiệu thời trang nước ngoài lớn. Tuy nhiên, ở các thị trường nhỏ hơn, doanh số lại tăng khá mạnh. Nếu so với mọi năm, có thể tăng gấp rưỡi” - bà Ánh nói.

Ngoài tập trung vào thị trường trong nước, các doanh nghiệp dệt may còn chủ động tìm kiếm các thị trường mới trong khối ASEAN và khu vực Châu Á. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn tìm kiếm các đối tác tiềm năng ở Liên minh châu Âu (EU), một số quốc gia ở châu Mỹ, Trung Đông, đặc biệt là quần áo mùa lạnh sang thị trường Nga, thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có hiệu lực.

Mục tiêu lớn vào năm 2024

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh trong năm 2023, tuy nhiên, ngành dệt may vẫn có một số bứt phá. Chưa năm nào Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang nhiều thị trường như năm nay, tới 104 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam, tính đến hết 9 tháng xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 11 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản 3 tỷ USD, Hàn Quốc 2,43 tỷ USD, EU gần 2,9 tỷ USD, Canada khoảng 850 triệu USD, Trung Quốc khoảng 830 triệu USD…

Bên cạnh đó, thị trường ngành dệt may quý IV/2023 bắt đầu nóng lên, các đơn hàng quay trở lại. Đây là xu thế rất tốt cho mục tiêu năm 2024.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS cho biết, ngành dệt may Việt Nam vẫn có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh. Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó, 16 FTA đã ký kết và thực thi; 3 FTA đang trong quá trình đàm phán.

Việt Nam là quốc gia duy nhất ký kết FTA với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Eu, Anh, Nga. Đặc biệt, Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035 được Chính phủ phê duyệt mới đây sẽ là nền móng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sợi - dệt - nhuộm, tạo cơ hội cho ngành dệt may tận dụng ưu đãi từ các hiệp định.

Theo ông Giang, năm 2024, dự báo kinh tế thế giới còn nhiều biến động. Thách thức với doanh nghiệp dệt may chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may…

Tuy nhiên, ngành dệt may đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD so với năm 2023.

Để đạt được mục tiêu này, ông Giang cho rằng, phía Hiệp hội sẽ thực hiện vai trò kết nối các doanh nghiệp trong nước và với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hình thành chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đồng thời, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt giao lưu, quảng bá hình ảnh; truyền tải kịp thời thông tin về ngành, kinh tế - xã hội trong nước và thế giới đến hội viên.

Ông Giang nhấn mạnh, mục tiêu năm 2024 đặt ra 5 vấn đề lớn. Đó là tiếp tục đa dạng hóa thị trường, khách hàng và mặt hàng. Ngành dệt may đặt ra mục tiêu phát triển bền vững đi đôi với phát triển thích ứng với đòi hỏi của thị trường toàn cầu về vấn đề phát triển xanh hóa; giảm rác thải nhà kính… Phải đầu tư vào kiểm soát, thích ứng được đòi hỏi của ngành dệt may toàn cầu.

Cùng với đó là đầu tư về công nghệ hóa, tự động hóa và dây chuyền thích ứng giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ, chất lượng cao. Tập trung cho giải pháp công nghiệp thời trang, cụ thể là quy hoạch các khu công nghiệp đạt chuẩn mực về môi trường để thu hút đầu tư tại một số tỉnh.

Lấy trọng tâm công nghiệp thời trang tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội làm trung tâm công nghiệp thời trang, thúc đẩy thương hiệu Việt tại thị trường trong và ngoài nước. Định hình một số nhãn hàng ra với thế giới. Ngành dệt may phải thích ứng nhanh, kịp thời với các đòi hỏi trong FTA; xây dựng nền tảng liên kết chuỗi chặt chẽ để tạo ra chuỗi trong chiến lược phát triển” - ông Giang chia sẻ.

Khánh Thị

Bình Luận

Tin khác

4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

(CLO) Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính vừa cho biết, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 4 tháng đầu năm khoảng 25.508 tỷ đồng.

Kinh tế vĩ mô
6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô