Ngành dệt may sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 3,5 tỷ USD

Thứ năm, 23/05/2019 16:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cùng với CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam Liên minh kinh tế Á - Âu thực thi sẽ giúp ngành dệt may duy trì được tốc độ tăng trưởng kim ngạch khoảng từ 3 tỷ đến 3,5 tỷ USD/năm.

Nếu không có CPTPP, việc duy trì kim ngạch XK trên 3 tỷ USD trong những năm tới của ngành dệt may là rất khó khăn. (Ảnh TL)

Nếu không có CPTPP, việc duy trì kim ngạch XK trên 3 tỷ USD trong những năm tới của ngành dệt may là rất khó khăn. (Ảnh TL)

Bộ Công Thương cho hay, chỉ sau hơn một tháng kể từ ngày Thông tư hướng dẫn về CPTPP của Bộ Công Thương có hiệu lực vào ngày 8/3/2019, đã có trên 400 bộ C/O được cấp cho hàng XK sang thị trường Canada, trong đó phần lớn là hàng dệt may. Hiện nay mặt hàng dệt may đang tận dụng rất tốt quy tắc xuất xứ khi XK sang Canada để hưởng ưu đãi thuế từ CPTPP.

Với CPTPP, nếu đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, mặt hàng dệt may cũng được giảm thuế từ 17%-18% xuống còn 0%. Đây cũng là mặt hàng được giảm thuế ngay sau khi CPTPP có hiệu lực, do vậy nhiều DN đã chủ động tìm hiểu về C/O với sự hướng dẫn hỗ trợ của các cơ quan liên quan để được hưởng ưu đãi thuế vào thị trường này.

Tại TPHCM, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM cho biết, sau khi có hiệu lực từ đầu năm nay, CPTPP đã có tác động nhất định đến ngành dệt may, Một số khách hàng, thị trường trong CPTPP, đặc biệt là các thị trường mới như Canada, Úc… đã có các hoạt động liên kết với một số DN của Việt Nam, tìm hiểu thông tin, tìm kiếm đối tác.

XK hàng dệt may vào các thị trường này cũng đã ghi nhận có sự tăng trưởng nhất định. Tuy nhiên, dung lượng các thị trường này còn nhỏ. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ dệt may thế giới đang có xu hướng chững lại nên việc khai thác các thị trường mới trong CPTPP còn giới hạn, chưa được như kỳ vọng.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, CPTPP có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành dệt may vì giúp thuế quan giảm, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, trong đó thị trường được kỳ vọng nhất là Canada và Australia. Riêng Nhật Bản đã có hiệp định song phương với Việt Nam từ trước nên không hy vọng tăng trưởng nhiều.

Theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dù đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới nhưng ngành dệt may đang phải đối mặt với không ít áp lực. Tổng cầu của thị trường dệt may thế giới vẫn dao động ở mức 700 tỷ USD/năm trong 5 năm qua. Trong khi đó các quốc gia sản xuất hàng dệt may trên thế giới liên tục đưa ra những chính sách ưu đãi nhằm thu hút đơn hàng dẫn đến cạnh tranh trong ngành dệt may ngày càng khốc liệt. Nếu không có CPTPP, việc duy trì kim ngạch XK trên 3 tỷ USD trong những năm tới của ngành dệt may là rất khó khăn.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, dệt may là ngành hàng được hưởng lớn lớn từ CPTPP. Mặc dù Mỹ không tham gia CPTPP nhưng vẫn còn những thị trường đầy tiềm năng khác đặc biệt là Australia, Canada. Đây là 2 thị trường có quy mô sử dụng hàng dệt may khá lớn, khoảng 10 tỷ USD/năm, trong khi thị phần XK của hàng dệt may của Việt Nam vào hai thị trường này còn nhỏ, chỉ khoảng 500 triệu USD/năm. Như vậy, CPTPP vẫn là động lực đủ mạnh thúc đẩy tăng trưởng XK của ngành dệt may khi đưa ra những ưu đãi thuế quan hấp dẫn.

Để đáp ứng yêu cầu này, thời gian gần đây, một số DN cũng đã có những giải pháp nhất định trong việc tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu ở trong nước và trong khối CPTPP. Tuy nhiên, việc đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ hàng hoá không thể giải quyết trong một sớm, một chiều.

Ngoài ra, để có thể khai thác được các thị trường trong CPTPP, các doanh nghiệp cần tìm hiểu những nội dung liên quan tới ngành từ CPTPP về quy định, thủ tục hải quan, logistics của các nước, đồng thời bản thân doanh nghiệp ý thức tự vươn lên và liên kết để nâng cao chất lượng sản xuất mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Nhật Phương

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp