Ngành gỗ phải hướng đến sản phẩm tạo ra giá trị cao

Thứ ba, 14/08/2018 14:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một hạn chế của ngành chế biến sản phẩm gỗ của Việt Nam là chưa chú ý đúng mức xuất khẩu nhóm sản phẩm giá trị gia tăng cao mà còn xuất khẩu nhiều sản phẩm dăm gỗ, tốn nguyên liệu và dựa vào lao động giá rẻ.

Báo Công luận
 Thị trường xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam hiện nay chủ yếu là Mỹ và Châu Âu (Ảnh TL)

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới và thứ 2 ở châu Á về xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ gỗ. Năm nay, dự kiến ngành này sẽ cán mốc xuất khẩu 9 tỷ USD. Tuy nhiên, hạn chế của ngành chế biến sản phẩm gỗ của Việt Nam là chưa chú ý đúng mức xuất khẩu nhóm sản phẩm giá trị gia tăng cao mà còn xuất khẩu nhiều sản phẩm dăm gỗ, tốn nguyên liệu và dựa vào lao động giá rẻ khiến lãng phí nguồn gỗ mà giá trị mang lại không cao.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2017, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt đạt khoảng 8 triệu tấn sản phẩm dăm khô và tiêu thụ đến 16 triệu m3 bột gỗ với giá chỉ từ 120-124 USD/tấn và thu về dưới 1 tỷ USD. Trong khi, với sản phẩm ghế ngồi chỉ cần tốn 1/5 so với số lượng nguyên liệu dăm gỗ thì thu về hơn 1,2 tỷ USD. 

Thị trường xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam hiện nay chủ yếu là Mỹ và Châu Âu. Các thị trường này ngày càng yêu cầu rất khắt khe và bắt buộc gỗ phải có nguồn gốc hợp pháp. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn phải nhập nguyên liệu gỗ nên chưa chủ động và khó đáp ứng các yêu cầu. 

Như vậy, để ngành chế biến gỗ phát triển bền vững, thì vấn đề mấu chốt nhất vẫn là nguồn nguyên liệu. Việt Nam phải phát triển được nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp từ việc trồng rừng, cải tổ lại sản xuất của doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.


Hiện nay, diện tích rừng trồng của Việt Nam rất manh mún, chất lượng không đồng đều, năng suất rất thấp. Cụ thể như năng suất rừng keo mới đạt mức 10-15m3/ha/năm, trong khi các nước khác trong khu vực là 15-20m3/ha/năm. Để phát triển được nguồn nguyên liệu gỗ hiệu quả, chất lượng, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, nhất về cây giống chất lượng, năng suất cao.

Đi cùng với vấn đề khẳng định được chất lượng cũng như giá trị của sản phẩm thì việc tạo ra thương hiệu của sản phẩm đồ gỗ ở nước ta vẫn chưa thực sự được chú trọng. Qua cái thời “hữu xạ tự nhiên hương”, mà thời đại công nghệ hiện nay cần phải có chiến lược phát triển thương hiệu bàn bản thì mới thu hút được các đối tác lớn.

Bên cạnh rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua việc xây dựng thương hiệu thì cũng có một số doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu của mình. Thực tế, một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia thiết kế các công trình nội thất cho nhiều khách sạn 5 sao trong nước và thế giới với hợp đồng hàng triệu đô la Mỹ. Từng thương hiệu của các doanh nghiệp sẽ là điểm sáng tập hợp thành bức tranh cho thương hiệu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam. 

Chính phủ xác định sản xuất sản phẩm chế biến từ gỗ đây là ngành kinh tế mũi nhọn và chỉ đạo đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất đồ gỗ có chất lượng của thế giới. “Nếu các bộ, ngành chức năng tích cực triển khai đồng bộ những giải pháp tháo gỡ khó khăn, hạn chế nêu trên thì ngành chế biến gỗ Việt Nam trong năm tới có thể đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu từ 10 - 11 tỷ USD và đến  2025 đạt từ 18 - 20 tỷ USD” - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh.

Để ngành gỗ thực sự phát triển đạt được như mục tiêu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tiếp tục quản trị rừng và hợp tác các loại hình để phát triển rừng trồng có năng suất, hiệu quả cao, hạn chế và tiến tới sử dụng gỗ rừng tự nhiên nhập khẩu, đảm bảo thị trường xuất khẩu ổn định. Bộ NN&PTNT tham mưu cho Chính phủ để tiếp tục xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho ngành gỗ phát triển nhanh, bền vững.

                                                                                                                                                                                                                                     Minh Loan


Tin khác

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp