“Ngày Lịch sử” qua mắt nhìn của ký giả quốc tế

Thứ tư, 29/04/2020 10:35 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhật báo nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ, trong số báo ra ngày 1/5/1975 đã gọi ngày 30/4 là "Ngày Lịch sử của thế giới".

Ngày lịch sử, bởi nói như sử gia kiêm nhà khoa học chính trị Mỹ Howard Zinn: “Quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới đã dồn tối đa các nỗ lực quân sự - với tất cả mọi thứ chỉ trừ mỗi bom nguyên tử - để đến chống lại phong trào cách mạnh dân tộc ở một đất nước nông nghiệp bé nhỏ, để rồi thất bại”.

ngay lich su qua mat nhin cua ky gia quoc te hinh 1

Ảnh 1.

Khoảnh khắc của chiến thắng

Trưa ngày 30/4/1975, trong không khí hỗn loạn của chiến tranh, trong khi chỉ có rất ít phóng viên nước ngoài có mặt ở phía trong khuôn viên của Dinh Độc Lập và chỉ… ngồi im quan sát mà không dám tác nghiệp, nữ phóng viên ảnh người Pháp mới chỉ 25 tuổi Francoise Demulder, bất chấp mọi nguy hiểm trong tư thế… ngồi xổm, tay lăm lăm chiếc máy ảnh, sẵn sàng đối mặt với những chiếc xe tăng đang vừa chạy vừa khạc đạn, bấm máy liên tục. Và “nữ phóng viên chiến trường dũng cảm nhất nước Pháp” đã là một trong số rất hiếm hoi những phóng viên quốc tế có cơ hội ghi lại khoảnh khắc chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong ngày 30/4/1975 lịch sử. Francoise Demulder đã là phóng viên ảnh duy nhất chụp được khoảnh khắc chiếc xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng chính của Dinh Độc Lập buổi trưa ngày 30/4/1975 (Ảnh 1) . Khoảnh khắc ấy sau đó được đăng tải trên báo chí khắp thế giới, trở thành biểu tượng cho sự thất bại của Mỹ và đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Hơn thế, bức ảnh có một không hai này còn được vinh danh bởi một giá trị vô giá nữa: góp phần “trả lại cho lịch sử một sự thật”. Nhờ bức ảnh của Francoise Demulder, từ góc nhìn phía trong cổng Dinh Độc Lập, số hiệu của chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng dinh Độc Lập hiện lên rõ mồn một: 390. Còn chiếc xe tăng 843 mà báo chí cho rằng đã húc đổ cổng Dinh trước đó đã bị kẹt lại ở cổng phụ của Dinh. Ngoài bức ảnh lịch sử đó, Francoise Demulder cũng đã là một trong số rất ít ký giả ghi lại được trong ống kính của mình những hình ảnh chân thực vô giá một đi không trở lại của lịch sử, trở thành bằng chứng sống động về một thời kỳ không thể quên tại Sài Gòn như hình ảnh Tổng thống ngụy quyền lúc bấy giờ Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, còn chụp nhiều tấm ảnh về hoạt động của Quân giải phóng khi tiếp quản thành phố Sài Gòn, hình ảnh đông đảo người dân Sài Gòn đã kéo về Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, hình ảnh lễ mừng chiến thắng tại Sài Gòn ngày 1/5/1975.

ngay lich su qua mat nhin cua ky gia quoc te hinh 2

Ảnh 3.

ngay lich su qua mat nhin cua ky gia quoc te hinh 3

Ảnh 2.

Niềm vui nhỏ ngày hòa bình

Bao máu xương đã đổ, bao con người đã phải nằm xuống, bao gia đình đã phải chịu cảnh biệt ly, xa cách… bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa mà người Mỹ đã gây nên trên dải đất hình chữ S suốt bao nhiêu năm. Thấy rõ điều đó để hiểu hơn về những nụ cười rạng rỡ, những ánh mắt rạng ngời và cả những giọt nước mắt chảy tràn vì hạnh phúc của những người dân Việt Nam khi đón nhận tin chiến thắng trong ngày 30/4 lịch sử.

Rất nhiều nhiếp ảnh gia Việt Nam và quốc tế đã chớp trọn vào ống kính những “niềm vui hòa bình”. Nhưng, trong những bức ảnh diễn tả niềm vui hòa bình tạo được ấn tượng riêng biệt nhất không thể không kể đến bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Pháp Marc Riboud.

Bức ảnh của Marc Riboud, chụp một người lính Việt Nam từ phía sau lưng, có lẽ còn khá trẻ, gắn trên chiếc ba lô anh đeo là một con búp bê nhựa xinh xắn như đang cười (Ảnh 2). Chỉ thế thôi, nhưng Marc Riboud cho tất cả những ai ngắm nhìn bức ảnh đều thấy niềm vui lan tỏa trong bức ảnh. Không biết con búp bê ấy, người chiến sĩ mang về tặng ai: cho cháu, cho em, cho con… chỉ biết rằng chắc hẳn anh đang rất vui, vì được trở về…

Chỉ bằng một bức ảnh được chụp từ phía sau lưng, Marc Riboud đã cho thấy niềm vui đôi khi lại bắt đầu từ những điều rất bình dị, nhỏ bé. Giá trị của hòa bình đôi khi nằm ở điều bình dị nhưng vô giá ấy.  

Tác nghiệp tại chiến trường Việt Nam trong khoảng thời gian dài, Marc Riboud đã chụp được những hình ảnh quý giá nhưng đậm tính nhân văn về cuộc chiến.

Ngoài bức ảnh “búp bê trên ba lô”, giới yêu nhiếp ảnh nhắc nhiều đến Marc Riboud với bức ảnh “La Fille à la fleur” - Cô gái bên nhành hoa. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một cô gái cầm một nhánh hoa đứng trước hàng lính cầm súng với lưỡi lê giương cao tại Washington năm 1967, không hề run sợ mà ngược lại vô cùng bình thản. Bức ảnh sau đó đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu chuộng hòa bình, của phong trào phản chiến chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam.

ngay lich su qua mat nhin cua ky gia quoc te hinh 4

Toàn cảnh đội hình xe tăng Lữ đoàn 203 tiến vào Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975. Ảnh: Borries Gallasch

ngay lich su qua mat nhin cua ky gia quoc te hinh 5

Thời khắc lịch sử ở Đài phát thanh Sài Gòn

Lịch sử dường như đã trao cho nhà báo Đức Borries Gallasch một cơ may hiếm có: Là nhà báo châu Âu duy nhất hiện diện trong Dinh Độc lập vào trưa ngày 30/4/1975, và sau đó trở thành phóng viên nước ngoài duy nhất chứng kiến thời khắc lịch sử ở Đài phát thanh Sài Gòn khi chứng kiến toàn bộ việc nội các ngụy quyền của Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng (Ảnh 3).

Ký giả của tờ Tấm Gương về sau nhớ lại những giây phút ấy trong cuốn hồi ký: “Trước mắt chúng tôi xuất hiện cảnh tượng không thể tin được: Ba chiếc xe tăng treo những lá cờ rất lớn của Mặt trận Giải phóng tiến qua cổng sắt hướng về phía bồn hoa trước Dinh.

Súng bắn loạn xạ lên không trung, những phát súng của niềm vui, dàn giao hưởng của chiến thắng, giai điệu của vinh quang. Chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng lăn xích thẳng trên bãi cỏ nhằm hướng dinh lao tới. Hai chiếc tăng còn lại vòng sang hai bên trái và phải rồi tất cả đều dừng lại trước mặt tiền của Dinh...

Tôi chạy vào Dinh vừa đúng lúc. Tôi chứng kiến Ðại tướng Minh “lớn”, Tổng thống của Việt Nam cộng hòa đã bị bắt bởi Phạm Xuân Tệ, chỉ huy của Ðoàn Ðông Sơn của quân đội giải phóng.

Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga. Tệ rất phấn khích la lớn: “Ông Minh, chúng tôi muốn ông đi ngay ra đài phát thanh với chúng tôi để tránh đổ máu, để ông ra lệnh cho quân đội ông đầu hàng”...

Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của Quân Giải phóng được giao nhiệm vụ của việc bàn giao chính quyền, Chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện. Sau một vài phút, Minh, Mẫu và Tùng rời khỏi phòng, theo sau là những người đã có mặt tại đây. Minh và Mẫu leo lên chiếc xe Jeep được bảo vệ bởi hai chiến sĩ giải phóng. Chính ủy Tùng và một người lính khác lên chiếc xe thứ hai.

Tôi đang đứng ngay cạnh chiếc xe Jeep nói chuyện với ông Chính ủy bằng tiếng Pháp, cố gắng xin ông ta để được lên xe. Ông gật đầu đồng ý. Chỉ có hai chiếc xe này của chúng tôi chạy giữa thành phố lúc ấy - một thành phố đã từng sôi sục mà nay sự sợ hãi bỗng nhiên được làm dịu đi - đi qua tòa Ðại sứ Mỹ trống hoác đến một khu phụ của đài phát thanh nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Chúng tôi đi vào phòng thu nhỏ trên lầu một. Minh và Tùng ngồi trên hai chiếc ghế bành và tôi ngồi giữa họ tại một chiếc bàn nhỏ, trong lúc đó Tùng thảo văn kiện đầu hàng trên một mảnh giấy mầu xanh”.

Hồng Sâm

Tin khác

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

(CLO) Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024. Nếu được thông qua, dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47.488 tỉ đồng.

Tin tức
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.

Tin tức
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Tin tức
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(CLO) Tại Kỳ họp bất thường thứ 7, Quốc hội khóa XV đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với ông Vương Đình Huệ.

Tin tức
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

CLO) Sáng 2/5, tại Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII), Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức đã trình bày Dự thảo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tin tức