Vị tướng chậm chân 30 phút

Thứ tư, 29/04/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) 45 năm trôi qua nhưng trong ký ức của Trung tướng Lê Nam Phong vẫn không thể quên những trận đánh ác liệt với nhiều diễn biến bất ngờ tạo nên chiến thắng vang dội.

Đặc biệt, chiến dịch 12 ngày đêm tại Xuân Lộc để mở toang cửa ngõ Sài Gòn cho các binh đoàn chủ lực tiến công vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Năm nay, hẹn gặp những nhân chứng lịch sử ngày 30/4 để thực hiện đề tài về chiến dịch giải phóng miền Nam không phải dễ khi mà đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp toàn thế giới, cướp đi sinh mạng của biết bao con người. Sự nguy hiểm của đại dịch Covid-19 buộc Thủ tướng Chính phủ nước ta phải ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg và Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 về việc công bố dịch Covid-19 trên quy mô toàn quốc.

vi tuong cham chan 30 phut hinh 1

Trung tướng Lê Nam Phong (bìa trái) nhận quân kỳ quyết thắng trước Chiến dịch Xuân Lộc.

Người dân được khuyến cáo hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc gặp mặt nhau trực tiếp, đặc biệt là những người từ 60 tuổi,… phần nào làm khó trong việc khai thác những điều mới của đề tài, trong khi sự kiện ngày 30/4 cũng đã được rất nhiều báo đài trong nước và trên thế giới khai thác về chiến thắng vẻ vang của quân giải phóng suốt 45 năm qua.  

Trước sự lưỡng lự của tôi, cựu nhà báo chiến trường Đinh Phong liền gợi ý, “hay năm nay viết về vị tướng chậm chân 30 phút”. Vị nhà báo chiến trường giới thiệu thêm, “Trung tướng Lê Nam Phong có nhiều biệt danh được mọi người đặt cho như: biệt danh “anh đại đội trưởng đầu trọc” được Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đặt; “Vị tướng Bi Tong” do bạn bè đặt; “Tướng quân và chiến trận”; “Năm Hỏa Lực”,… và có thêm “vị tướng chậm chân 30 phút” thì chưa ai đặt”.

Dù đã ngoài 93 tuổi, Trung tướng Lê Nam Phong còn khá minh mẫn, vẫn nhớ tường tận từng chi tiết qua mỗi thời kỳ, đặc biệt là những trận đánh do ông chỉ huy. Và, có lẽ điều ông nhớ nhất là trận cuối cùng, trận đánh 12 ngày đêm phá vỡ cánh cửa thép Xuân Lộc tạo ra thời cơ lớn cho đại quân ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn,

“Giải phóng xong Lâm Đồng (ngày 3/4/1975), tôi được lệnh quay về xuôi. Lúc đó, dù nghe tin báo các mặt trận Tây Nguyên, Nam Trung bộ đang được quân giải phóng tiến công vũ bão, nhưng bản thân tôi không biết trước được Sư đoàn 7 sẽ nhận nhiệm vụ gì, rút về hậu phương hay tấn công một điểm nào đó. Cho đến lúc về đến khu vực Xuân Lộc tôi mới biết nhiệm vụ của Sư đoàn 7 là kết hợp với Sư đoàn 1, Trung đoàn độc lập 95B, Sư đoàn 6 và các lực lượng vũ trang của địa phương tấn công tổng lực để nhanh chóng mở toang tuyến đường cho đại quân từ phía Bắc tiến vào” - Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Tư lệnh Sư đoàn bộ binh 7 (thuộc Quân đoàn 4) vẫn nhớ như in cái ngày được lệnh đánh Xuân Lộc.

Đối với chính quyền Mỹ ngụy lúc đó, Xuân Lộc là cánh cửa quan trọng trong việc bảo vệ Sài Gòn, vì thế họ đã bố trí Sư đoàn 18 bộ binh, Lữ đoàn 1 dù, Liên đoàn 3 biệt động quân... với khoảng 12.000 quân trấn giữ tại đây, cùng với những vũ khí, phương tiện chiến tranh tối tân nhất. Chúng muốn biến Xuân Lộc thành nơi “tử thủ” để bảo vệ Sài Gòn. Thời điểm đó, Tướng Weyand - Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, đã trực tiếp lên Xuân Lộc thị sát và nhấn mạnh: “Phải giữ cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”.

“Vì thế khi đánh vào Xuân Lộc chúng tôi chưa đánh giá đúng tương quan lực lượng, bởi khi đó tuyến phòng thủ Xuân Lộc của địch được tăng cường viện binh, đánh trả quyết liệt, nên quân ta không hoàn thành được mục tiêu đề ra ngay trong 3 ngày đầu chiến dịch” – Tướng Phong kể lại. 

“Đứng trước tình hình trên, Bộ Tư lệnh Miền và Bộ Chỉ huy chiến dịch đã thay đổi cách đánh mới là chia cắt và cô lập lực lượng quân Mỹ ngụy. Từ ngày 12/4/1975, với cách đánh mới, Sư đoàn 7 đã phối hợp với nhiều lực lượng đánh vòng ngoài, chặn cắt các ngả đường tiếp tế, chia cắt Xuân Lộc với Biên Hòa, bẻ gãy toàn bộ các đợt phản kích của chính quyền Sài Gòn.

vi tuong cham chan 30 phut hinh 2

Trung tướng Lê Nam Phong trong đời thường.

Rạng sáng 21/4, lực lượng còn lại của quân đội Sài Gòn tháo chạy, Xuân Lộc được giải phóng, tạo đà cho đại quân của ta tiến vào giải phóng Sài Gòn”.

Ngay sau khi mở toang “cánh cửa thép” Xuân Lộc, đơn vị của Trung tướng Lê Nam Phong lại nhận lệnh tổ chức lực lượng thọc sâu vào nội đô Sài Gòn với nhiệm vụ đánh chiếm quận 1, Đài Phát thanh ngụy, Nha cảnh sát và Dinh Độc Lập. 

“Trước khi Tổng tiến công Sài Gòn, đồng chí Lê Trọng Tấn - Phó tư lệnh giao nhiệm vụ và trao cho tôi một lá cờ, đơn vị nào vào nội đô Sài Gòn trước sẽ có nhiệm vụ cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập để thông báo cho toàn thể mọi người biết quân ta đã giải phóng Sài Gòn. Vì vậy, 5 cánh quân của ta từ 5 hướng khác nhau đã thần tốc tiến vào Sài Gòn làm nhiệm vụ cao cả trên”, Trung tướng Lê Nam Phong nhớ lại.

Thế nhưng, trên đường thần tốc tiến vào Sài Gòn, cánh quân của Trung tướng Lê Nam Phong đã bị chững lại do quân đội Mỹ ngụy ngoan cố nấp trong các nhà cao tầng bắn tỉa vào đoàn quân. Khi đến cầu Ghềnh vì cầu quá hẹp và yếu, xe tăng không lọt qua được, tướng Phong nhanh chóng ra lệnh bỏ đường Biên Hòa - Thủ Đức, quay ra đường số 1.

Tướng Phong ngồi trên xe bọc thép tiến về nội đô, trong khi đường ùn tắc bởi biển người tràn ra hò reo, chào đón. Nhận thấy bị chậm thời gian, không kịp cắm cờ chiến thắng lên dinh Độc Lập, người chỉ huy Sư đoàn 7 đã nghĩ ra một sáng kiến. “Tôi giao nhiệm vụ chỉ huy đơn vị cho Phó chính ủy Nguyễn Văn Thái rồi cầm cờ nhảy khỏi xe bọc thép, gọi một chiến sĩ lái xe Honda 90 chở thẳng vào thành phố”, ông kể lại.

Đến cầu Thị Nghè ông nhận được tin Quân đoàn 2 đã cắm cờ trên Dinh Độc Lập vào lúc 11h30 ngày 30/4/1975 lịch sử. “Có mặt tại Dinh Dộc Lập đúng 12 giờ, nhìn dòng người reo hò, ôm lấy nhau mừng chiến thắng, tôi không nói được thành lời. Lúc đó chỉ nghĩ những ngày chiến đấu gian khổ của toàn dân, toàn quân ta đã được đền đáp. Từ đây, đất nước mình sẽ có thống nhất, có hòa bình”, ông chậm rãi cho biết.

Trung tướng Lê Nam Phong tên thật là Lê Hoàng Thống, sinh ngày 19/5/1927 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An trong một gia đình nông dân nghèo. Ông tham gia cách mạng ngày 3/4/1944, và gần bốn năm sau đã được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Ông nguyên là Tư lệnh Quân đoàn 1, Tham mưu phó mặt trận 719, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4, Tư lệnh Sư đoàn 7, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan lục quân 2...

Hoàng Tuấn

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức
Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

(CLO) Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn.

Tin tức