Nghề báo - Nghề cao quý!

Thứ tư, 13/06/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Không hiểu sao, 21/6, ngày Hội nghề năm nay, tôi lại muốn dùng câu này để mở đầu cho bài viết của mình. Nghề báo - Nghề cao quý hay như chữ dùng của nhà văn Vũ Bằng: Nghề báo là một nghề “nghiêm trang cao quý”. Hiển nhiên rồi, nó cao quý như bao nghề cao quý khác, còn nghiêm trang vì nó chỉ biết nói lên sự thật.

1. Không hiểu sao, 21/6, ngày Hội nghề năm nay, tôi lại muốn dùng câu này để mở đầu cho bài viết của mình. Nghề báo - Nghề cao quý hay như chữ dùng của nhà văn Vũ Bằng: Nghề báo là một nghề “nghiêm trang cao quý”. Hiển nhiên rồi, nó cao quý như bao nghề cao quý khác, còn nghiêm trang vì nó chỉ biết nói lên sự thật.

Sức mạnh của báo chí nằm ở khả năng tác động vào dư luận xã hội. Hiệu ứng đám đông chỉ trở thành sức mạnh thật sự của báo chí khi nhà báo có tâm và đủ hiểu biết để phân biệt đúng - sai, tốt - xấu, dở - hay (căn cứ quy phạm pháp luật và các giá trị đạo đức, các chuẩn mực xã hội) trong chọn lựa đề tài, góc tiếp cận, trong thái độ khách quan và trách nhiệm xã hội khi phản ánh hiện thực, trong việc nhân danh lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia, dân tộc để khơi nguồn và định hướng dư luận.

Trong thời báo chí hiện đại, tin nóng, tin nhanh, tin độc... không phủ nhận là sự đòi hỏi “sống, chết” của từng tòa soạn. Tuy nhiên, cách xử lý thông tin của mỗi tờ báo sẽ khẳng định đẳng cấp của mình. Cũng chính những người làm báo sẽ tự phân loại mình. Đứng trước nỗi buồn đau, bất hạnh, mất mát của người khác, việc đưa hay không đưa, đưa tin như thế nào là một cách để độc giả nhận ra được nhân cách cùng cái tâm của chính người cầm bút. Mang tới cho độc giả những gì họ cần là nguyên tắc nghề nghiệp mà mỗi người làm báo phải nằm lòng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tác nghiệp bằng mọi giá, giẫm đạp lên những quy chuẩn đạo đức về tình người. Mỗi nhà báo, bên cạnh cái đầu “lạnh” vẫn phải giữ được một trái tim “nóng” để biết chia sẻ, cảm thông, biết dừng lại trước những nỗi đau của nhân vật.

Báo Công luận
 

2. Nghề báo có vinh quang không? Xin trả lời là có. Nghề báo có được xã hội trân trọng không? Cũng xin trả lời là có, với điều kiện: Chúng ta làm báo như thế nào? Nếu không góp phần mang lại một chút tiến bộ nào đấy, dù là nhỏ bé, thì việc chúng ta làm, suy cho cùng cũng chả mang lại một chút ý nghĩa nào. Làm bất cứ nghề nghiệp gì thì điều quan trọng đầu tiên mà người ta cần có, đó là đạo đức nghề nghiệp. Đối với người cầm bút, việc cân nhắc trước sau đối với bất kỳ một thông tin gì là cần thiết; nó thể hiện trách nhiệm với thông tin, là biểu hiện đạo đức của người làm báo. Bởi thông tin đó khi đưa ra, rất có thể sẽ có tác động đến toàn xã hội, nếu thiếu cân nhắc!

Một bậc thầy lão luyện trong nghề từng bảo tôi rằng: “Đẳng cấp của một nhà báo không phải là viết nhiều hay viết ít mà chính ở trách nhiệm với xã hội... Khi một đối tượng nào đó đang đứng bên bờ vực thẳm, nếu mình đưa chân đạp nhẹ thôi thì có thể họ sẽ rơi xuống vực và không còn lối thoát. Điều này dễ dàng đến mức một đứa trẻ con cũng làm được. Nhưng nếu nhìn thấy sự bế tắc của họ mà nhà báo bằng đôi tay bao dung và ngòi bút sắc bén của mình, kéo họ thoát khỏi hố sâu và cứu rỗi được họ thì mới xứng tầm của một nhà báo có tâm…”. “Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo”, đi hết những con chữ ấy không dễ. Kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố “trách nhiệm xã hội” và “nghĩa vụ công dân” để thấy nhà báo là người tiên phong nhưng không phải là đứng trên người khác. Báo chí tạo ra cơ hội cho người dân đối thoại với cơ quan quản lý, nhưng nếu tự cho mình quyền lực đối lập với các tổ chức, cá nhân mà mình khai thác thông tin thì chỉ khiến cho mối quan hệ này nảy sinh một “hệ miễn dịch tiêu cực”, tức là định kiến: “Cứ nhà báo là vòi vĩnh, và cách giải quyết duy nhất chỉ là tiền”. Thói quen đó, sự dễ dãi và bao gồm cái ác tiềm ẩn khi cố khai thác những điều như vậy, đang tự mình trở thành những phiến đá lớn chồng chất ngày một đe dọa phủ lấp những giá trị của một nền truyền thông tử tế.

Báo Công luận
 

3. Không có vinh quang và hạnh phúc nào bằng khi chúng ta làm được một việc tốt, có ý nghĩa thông qua các bài báo của mình. Nó quan trọng hơn nhiều các giải thưởng báo chí mà ta gặt hái được. Mang đến niềm tin cho một cuộc đời bất hạnh, tìm được công lý cho một người oan khuất, tạo ra một sự thay đổi có ích trong một lĩnh vực nào đó hay đơn thuần chỉ là gợi nên một cảm xúc thẩm mỹ và nhân văn, giúp con người bớt u ám và thêm một chút lạc quan về cuộc sống... đó là sứ mệnh cao cả nhất của các bài báo. Chính xác, công bằng và khách quan, suy cho cùng, cũng từ lương tâm của người làm báo. Tâm sáng thì được độc giả tin yêu và lòng tin cùng sự hợp tác của bạn đọc sẽ gia cường sức mạnh cho báo chí. Thời nào làm báo cũng khó khăn, giữ được 3 chữ “trung”: trung trinh với sự thật, trung thực với độc giả và trung thành với nghề nghiệp mới là điều đáng quý!

Tôi đã từng nghe rất nhiều đồng nghiệp, trong lúc hoang mang về những điều nọ, kia trong làng báo, mà buột ra hỏi nhau rằng: Nghề báo - ta có yêu nó không? Để rồi lại tự trả lời: Có những lúc yêu quý và tự hào vô cùng, có những lúc thất vọng, chán nản đến tận cùng, vẫn thấy nghề báo là một lựa chọn xứng đáng để dấn thân. Một nghề mà ta vừa cần đam mê, trân trọng, vừa phải tự răn mình rằng nó cũng là một nghề bình thường, không được phép cao quý hơn bất kỳ nghề nghiệp nào khác đồng thời phải thực hiện nó với tất cả sự nghiêm túc và cẩn trọng nhất.    

                Lan Anh

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo