Nghệ nhân họa chân dung người nổi tiếng bằng lá sen, vỏ tràm

Thứ năm, 13/05/2021 13:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nghệ nhân Lê Văn Nghĩa (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) có niềm đam mê mãnh liệt với “nghiệp” họa chân dung người nổi tiếng bằng chất liệu lá sen khô, vỏ tràm độc đáo.

Nghệ nhân Lê Văn Nghĩa (61 tuổi, tên thường gọi Bảy Nghĩa, ngụ ấp Hưng Lợi Đông, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) có niềm đam mê hội họa từ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ muốn ông tập trung học chữ và sau này kế nghiệp nghề mộc truyền thống của gia đình.

Dù bị cha mẹ cấm học vẽ, nhưng thời học tiểu học, ông Nghĩa vẫn đến lớp tranh ở Sa Đéc "học lóm". Qua vài ngày, thầy dạy vẽ thấy thương nên cho ông vào học miễn phí.

Nghệ nhân Bảy Nghĩa chọn lá sen để làm nguyên liệu họa tranh chân dung bằng lá sen

Nghệ nhân Bảy Nghĩa chọn lá sen để làm nguyên liệu họa tranh chân dung bằng lá sen

Ông Nghĩa kể, chuyện học vẽ, ông chẳng dám nói với gia đình. Để tập vẽ, ông tranh thủ những lúc cha mẹ vắng nhà hoặc trốn xuống gầm giường luyện vẽ… Nhờ thầy chỉ bảo và tính siêng năng nên nét vẽ ông ngày càng “cứng cáp”, có hồn hơn.

Nghệ nhân Bảy Nghĩa chia sẻ: “Đến 18 tuổi, tôi đi bộ đội. Vào đây, tôi nhận nhiệm vụ họa chân dung cho cán bộ chiến sĩ, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng nên đây là khoảng thời gian tôi luyện vẽ chân dung nhiều nhất. Vì thế, sau khi xuất ngũ, tôi miệt mài với tranh chân dung, tuy nhiên không thể sống nổi với nghề này. Tôi quay về nghề mộc, sau đó vợ tôi phát bệnh, qua đời. Quá sốc với sự việc này tôi điên loạn một thời gian”.

Nghệ Nhân Bảy Nghĩa hoàn thành một bức chân dung Bác Hồ bằng lá sen khô

Nghệ Nhân Bảy Nghĩa hoàn thành một bức chân dung Bác Hồ bằng lá sen khô

Theo ông Bảy Nghĩa, sau khi bình tâm, ông trở lại cuộc sống bình thường. Trong một lần ra chăm sóc phần mộ của vợ, ông vô tình vớ lấy những vỏ tràm sần sùi có gam màu sáng tối tự nhiên, ông bật ra ý nghĩ: "Vì sao không dùng vỏ tràm họa chân dung?".

Sau câu hỏi đó, Bảy Nghĩa xắn tay vào việc tìm tòi khắc họa chân dung nhân vật nổi tiếng mình yêu thích, như: Bác Hồ, đại tướng Võ Nguyên Giáp, lãnh tụ Lê Nin… bằng chất liệu vỏ tràm. Từ những tác phẩm bằng chất liệu thân quen độc đáo này, tên tuổi nghệ nhân Bảy Nghĩa bắt đầu được chú ý tới, người đến đặt, mua tranh nhiều hơn.

Nghệ nhân Bảy Nghĩa chọn lá sen khô để làm nguyên liệu

Nghệ nhân Bảy Nghĩa chọn lá sen khô để làm nguyên liệu

Đặc biệt, khoảng hơn 3 năm qua, từ cảm hứng của lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp quyết tâm xây dựng cốt cách con người Đồng Tháp “thuần khiết” như hồn sen; nhận diện Đồng Tháp từ sen qua các sản phẩm khởi nghiệp… nghệ nhân Bảy Nghĩa tiếp tục đặt câu hỏi "vì sao không họa chân dung bằng chất liệu sen?".

Ở tuổi 60, nghệ nhân Bảy Nghĩa tiếp tục mày mò học hỏi, từ việc chọn, phơi lá sen, xử lý và bảo quản lá sen như thế nào cho tốt nhất. Để từ đó, bàn tay tài hoa của ông cho ra đời hàng trăm bức tranh chân dung từ lá sen khô độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Chân dung Bác Hồ bằng lá sen khô

Chân dung Bác Hồ bằng lá sen khô

Dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) vừa qua, nghệ nhân Bảy Nghĩa tập trung họa tranh Bác Hồ đến không có giờ nghỉ, ăn uống… Tác phẩm nào cũng ngời sáng lên hình ảnh vị cha già kính yêu của dân tộc.

Theo ông Bảy Nghĩa, khi làm tranh Bác Hồ, ông không nhọc công bằng các nhân vật khác. Bởi hình ảnh Bác Hồ, ông đã khắc ghi trong đầu những chi tiết làm nên thần thái của Bác nên ông không mất thời gian nhìn ngắm ảnh chân dung của bác Hồ.

Báo Công luận

Theo nghệ nhân, họa tranh chân dung bằng lá sen cái khó nhất là người họa sĩ không được phác thảo chân dung nhân vật lên giấy trước mà hình ảnh nhân vật phải ghi nhớ trong đầu. Các chi tiết mắt, mũi, nụ cười, tóc… của nhân vật phải thuộc. Và khi họa, nghệ nhân chỉ việc chọn lá sen, màu sen rồi cắt, dán tạo thành bức chân dung nhân vật trên khuôn tranh.

Nghệ nhân Bảy Nghĩa cũng chia sẻ, từ lá sen khô, gân sen, bụi sen… nghệ nhân họa như thế nào để khi hình thành bức chân dung có hồn, cái thần của nhân vật. Đây cũng là chi tiết xác định một bức tranh sen giá trị.

Tại xưởng tranh Bảy Nghĩa, PV bắt gặp nhiều hình ảnh nhân vật nổi tiếng, từ lãnh tụ, cán bộ cấp cao làm chính trị, như Lênin, Bác Hồ, đại tướng Võ Nguyên Giáp đến các nhân vật nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng, như: nghệ sĩ hài Hoài Linh, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn… Đặc biệt còn có cả bức chân dung HLV tài ba Park Hang Seo.

Nghệ nhân Bảy Nghĩa cho biết, ông có sở thích đặc biệt là tìm tòi, lưu giữ hình ảnh chân dung những người nổi tiếng tài ba, đức độ trong tâm trí của ông. Khi độ nhớ hình ảnh nhân vật đó thuộc lòng trong đầu và cảm xúc chợt tới là ông họa ngay, bất kể ngày hay đêm.

Một số hình ảnh PV báo Nhà báo & Công luận ghi nhận:

Nghệ nhân Bảy Nghĩa rất ái mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ông đang họa bức chân dung của cố nhạc sĩ này bằng vỏ tràm

Nghệ nhân Bảy Nghĩa rất ái mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ông đang họa bức chân dung của cố nhạc sĩ này bằng vỏ tràm

Nghệ Nhân Bảy Nghĩa dùng bụi lá sen để tạo ra các bức chân dụng của HLV tài ba Park Hang Seo

Nghệ Nhân Bảy Nghĩa dùng bụi lá sen để tạo ra các bức chân dụng của HLV tài ba Park Hang Seo

Bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giám bằng vỏ tràm

Bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giám bằng vỏ tràm

Chân dung nghệ sĩ Hoài Linh bằng bụi lá sen

Chân dung nghệ sĩ Hoài Linh bằng bụi lá sen

Bức chân dung ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng bụi lá sen

Bức chân dung ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng bụi lá sen

Một bức chân dung của vợ chồng một người dân bằng vỏ tràm

Một bức chân dung của vợ chồng một người dân bằng vỏ tràm

Hà Hồng Anh

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa