Nghệ nhân Phạm Công Bằng: Người giữ hồn cho phường rối cổ Tế Tiêu

Thứ tư, 27/01/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO)Trong nhịp sống ồn ào, vội vã ngày nay ở đâu đó vẫn có những người thầm lặng cống hiến cho nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Nghệ nhân Phạm Công Bằng, làng Tế Tiêu, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là người vẫn luôn đau đáu bảo vệ, phát triển nghệ thuật múa rối truyền thống của ông cha.

Thổi hồn vào di sản văn hóa phi vật thể

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có làng Đào Thục, Thụy Lâm (Đông Anh) và xã Chàng Sơn (Thạch Thất) đều nổi tiếng với nghệ thuật rối nước. Nhưng riêng ở làng Tế Tiêu hiện là ngôi làng duy nhất ở Hà Nội còn bảo lưu được cả múa rối cạn và rối nước. Hiện nay phường rối Tế Tiêu có hơn 100 trò rối cạn và hàng trăm trò rối nước.

Với sự đam mê và tình yêu di sản, nghệ nhân Phạm Công Bằng đã không ngừng góp sức bảo tồn, phát huy giá trị của di sản. Anh còn khéo léo sáng tạo lồng ghép giữa nội dung tiết mục múa rối cạn và rối nước một cách tài tình, từ đó nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn.

Nghệ nhân Phạm Công Bằng bên những con rối cổ. Ảnh: NCCC

Nghệ nhân Phạm Công Bằng bên những con rối cổ. Ảnh: NCCC

Anh Phạm Công Bằng là con trai thứ 9, đồng thời là truyền nhân của cụ Bể, tiếp bước cha trên con đường duy trì nghề cổ. Năm 2001, anh Bằng cùng với cụ Phạm Văn Bể đã xây dựng Thủy đình để biểu diễn phục vụ bà con trong làng cũng như phục vụ nhiều du khách trong và ngoài nước đến thưởng thức. Nhà thủy đình được xây dựng nhờ nguồn tiền của Quỹ Ford Việt Nam, trên mảnh đất do chính quyền địa phương hỗ trợ.

Đến năm 2016, cụ Bể qua đời ở tuổi 92, thực hiện nguyện vọng của cha, anh Phạm Công Bằng vẫn ngày đêm cặm cụi đẽo gọt những con rối gỗ, truyền dạy cho những em thiếu nhi, thanh niên trong làng có nhu cầu học nghề, dậy các em trực tiếp tham gia các tiết mục rối đơn giản. Anh còn đứng ra tổ chức những tiết mục biễu diễn rối nước, rối cạn mỗi khi nhận được lời mời.

Nghệ nhân Phạm Công Bằng kể: “Từ khi còn nhỏ, tôi đã được bố mình thắp lên tình yêu với nghệ thuật múa rối. Ban đầu ông thường kể cho tôi nghe các tích truyện dân gian gắn với từng con rối, sau đó ông hướng dẫn tôi sửa chữa, làm đẹp và cao hơn là tạo hình con rối theo các nhân vật trong truyện dân gian hay các vở chèo, tuồng. Nhờ vậy, tôi gắn bó với nghệ thuật múa rối từ đó đến bây giờ”.

Nghệ nhân Phạm Công Bằng (áo xanh) tham gia biểu diễn các tiết mục rối cạn. Ảnh: NCCC

Nghệ nhân Phạm Công Bằng (áo xanh) tham gia biểu diễn các tiết mục rối cạn. Ảnh: NCCC

Biết đến múa rối từ nhỏ, đến khi đi học cấp 1, cấp 2 anh đã tham gia cùng phường rối Tế Tiêu đi biểu diễn cùng các ông, các bác vào những dịp mừng hội làng, nhất là biểu diễn cổ động hội khỏe Phù Đổng, ngày Quốc tế Thiếu nhi, rằm Trung Thu...

Theo nghệ nhân Phạm Công Bằng: “Khi còn ngồi ghế nhà trường, tôi đã dàn dựng kịch bản tạo hình quân rối và dạy các bạn cùng trường biểu diễn nhiều trò và vở diễn có nội dung tạo sức hấp dẫn cho người xem. Như vở: Thánh Gióng đánh giặc Ân; Trí khôn ở đâu, Thạch Sanh chém Trăn Tinh, Lê Phụng Hiểu đánh hổ, Đấu vật trọi châu và nhiều tiết mục múa hát khác, được nhà trường, đặc biệt là các bạn học sinh hưởng ứng khen ngợi”.

Phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch

Hiện nay phường rối Tế Tiêu có gần 20 thành viên thường xuyên tham gia biểu diễn tại làng hoặc đi diễn khắp nơi theo lời mời của các địa phương. Nghệ nhân Phạm Công Bằng cho biết: Tiền bồi dưỡng cho mỗi buổi diễn chỉ đủ để các thành viên uống nước và chi trả các chi phí khác, nhưng họ đều vui vẻ tự nguyện gắn bó với phường rối. “Mặc dù nghề múa rối cạn không mang lại thu nhập ổn định nhưng các thành viên vẫn hoạt động vô cùng nhiệt huyết bởi rối đã trở thành một phần cuộc sống của họ”, nghệ nhân Phạm Công Bằng tâm sự.

Nhằm bảo tồn vốn nghệ thuật cổ truyền, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tạo điều kiện cho phường rối năm nào cũng được tham gia biễu diễn 1 tháng vào các ngày thứ 7 và chủ nhật cho khách trong và ngoài nước được xem trong khuôn viên bảo tàng. Ngoài ra, hàng năm anh vẫn đưa phường rối lên Hà Nội biểu diễn ở khu phố cổ dịp tết Trung Thu cho khách trong và ngoài nước được thưởng thức. Tham gia nhiều hội chợ làng nghề, trưng bày biểu diễn, tương tác với khán giả.

Múa rối cạn Tế Tiêu tham gia liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội. Ảnh: NCCC

Múa rối cạn Tế Tiêu tham gia liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội. Ảnh: NCCC

Để bảo tồn và phát huy những giá trị mà ông cha đã để lại, hàng năm vào các dịp hè, anh Phạm Công Bằng phối hợp với một số trường học trên địa bàn đưa các em học sinh cấp I và cấp II được nghỉ hè cũng đến xem và tìm hiểu môn nghệ thuật múa rối cổ truyền. Được tận tay làm những con rối các em còn được học hướng dẫn điều khiển quân rối và biểu diễn một số trò rối đơn giản.

Gần 20 năm, theo thời gian khu vực Thủy đình bị xuống cấp, đầu năm 2017 anh kêu gọi chính quyền xây dựng dự án tôn tạo và nâng cấp khu nhà thủy đình có khu trưng bày quân rối cổ truyền. Dự án trên đã được chính quyền UBND thị trấn Đại Nghĩa và UBND huyện Mỹ Đức phê duyệt. Ngày nay, khách thập phương đến thăm phường rối Tế Tiêu sẽ được trực tiếp xem nghệ nhân tạo hình, đẽo gọt quân rối, xem biểu diễn và tương tác với diễn viên, trải nghiệm và được diễn viên hướng dẫn tự biểu diễn quân trò.

Các tiết mục rối nước và rối cạn ở Tế Tiêu thường có bối cảnh là làng quê Việt Nam, những người nông dân chính là những người nghệ sỹ. Bằng những con rối giản dị gần gũi, hồn hậu và đậm chất đồng bằng Bắc bộ tất cả đã làm nên ấn tượng của phường rối cổ Tế Tiêu.

Nghệ nhân Phạm Công Bằng hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu nghệ thuật múa rối. Ảnh: NCCC

Nghệ nhân Phạm Công Bằng hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu nghệ thuật múa rối. Ảnh: NCCC

Hiểu được những giá trị đó, từ lúc tham gia nắm giữ di sản cho đến nay mặc dù có nhiều khó khăn nhưng nghệ nhân Phạm Công Bằng đã cố gắng vượt qua. Luôn luôn ý thức học hỏi, gìn giữ, phát triển và truyền dạy cho thế hệ sau để môn nghệ thuật độc đáo mãi được lưu truyền.

Mỗi mùa xuân đến và người dân Thủ đô lại có cơ hội được thưởng thức những tiết mục múa rối mang đậm chất dân gian. Những tiếng trống, tiếng đàn, tiếng sáo như mạch nguồn chảy mãi từ mùa xuân này tới mùa xuân khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác mà nghệ nhân Phạm Công Bằng chính là cầu nối cho sợi dây gắn kết ấy.

Lê Tâm

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa