Nghệ sĩ Bạch Mai ra đi để lại khoảng trống lớn cho sân khấu cải lương

Thứ bảy, 28/08/2021 16:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau một tháng chống chọi với Covid-19, nghệ sĩ Bạch Mai trút hơi thở cuối cùng vào khuya 25/8 tại Bệnh viện An Bình, để lại tiếc thương cho nhiều đồng nghiệp và học trò. Sự ra đi của bà là mất mát lớn với sân khấu cải lương miền Nam.

Ngôi sao tài năng trên sân khấu và sau cánh gà

NSƯT Kim Tiểu Long cho biết, trong dòng cải lương Hồ Quảng, nghệ sĩ Bạch Mai và NSND Thanh Tòng là hai đại diện tiêu biểu ở miền Nam. Nếu Bạch Mai là nghệ sĩ nổi bật của đoàn Huỳnh Long, NSND Thanh Tòng là đại diện của đoàn Minh Tơ.

Năm 2016, NSND Thanh Tòng đã qua đời và mới đây Bạch Mai cũng ra đi để lại khoảng trống không thể khỏa lấp.

nghe si bach mai ra di de lai khoang trong lon cho san khau cai luong hinh 1

Nghệ sĩ, soạn giả cải lương qua đời là mất mát lớn cho sân khấu cải lương.

Nữ nghệ sĩ kỳ cựu làm đào chính từ năm bà mới 15 tuổi (đầu những năm 1960). Lúc ấy, vai diễn Mạnh Lệ Quân trong vở diễn cùng tên của Bạch Mai đã đưa bà nhanh chóng tỏa sáng trên các sân khấu nhờ khả năng diễn xuất biến hóa, tinh tế, giọng hát cảm xúc.

nghe si bach mai ra di de lai khoang trong lon cho san khau cai luong hinh 2

Ở thời hoàng kim của cải lương, nghệ sĩ Bạch Mai được xem là bảo chứng phòng vé.

Cha mẹ của nghệ sĩ Bạch Mai là nghệ sĩ tuồng cổ nổi tiếng - Bảy Huỳnh và Ngọc Hương, cũng là hai người đã truyền lại tình yêu nghề cho bà. Bên cạnh bà còn có các anh chị em ruột tài năng khác của sân khấu cải lương như Thanh Bạch, Kim Phượng, Bạch Nga...

Chồng của bà sau này là nghệ sĩ Đức Lợi đã cùng nữ nghệ sĩ “song kiếm hợp bích” trên sân khấu của đoàn Huỳnh Long và tạo nên một cặp diễn ăn ý nức tiếng vào thập niên 1960 – 1970. Tên tuổi của Bạch Mai khi ấy là bảo chứng phòng vé.

Học trò của Bạch Mai là nữ nghệ sĩ Ngọc Huyền cho biết, bà là người đa tài, có thể diễn giỏi các loại vai như đào thương, đào võ, đào độc, đào lẳng. Theo cô, nghệ sĩ Bạch Mai là độc nhất, không có đối thủ khi thể hiện các vai diễn Mạnh Lệ Quân của vở diễn cùng tên, Phi Giao ở “Xử án Phi Giao”, Lưu Kim Đính trong “Lưu Kim Đính giải giá thành Thọ Châu”...

Người thầy của những tài năng cải lương nổi tiếng

Các nghệ sĩ cải lương từng nhờ Bạch Mai chỉ dạy có thể kể đến Ngọc Huyền, Kim Tử Long, Kim Tiểu Long, Vũ Linh, Thoại Mỹ, Thanh Thanh Tâm... Tất cả đều thừa nhận công lao lớn của bà để họ có được ngày hôm nay.

Là đệ tử của nghệ sĩ Bạch Mai, Ngọc Huyền cho biết cô xót xa từ khi nhận tin dữ. Đối với Ngọc Huyền, nghệ sĩ Bạch Mai là ân nhân, người phát hiện và nâng đỡ cô trên con đường nghệ thuật.

nghe si bach mai ra di de lai khoang trong lon cho san khau cai luong hinh 3

NSƯT Ngọc Huyền là một trong những học trò xuất sắc của nghệ sĩ Bạch Mai.

Nghệ sĩ Bạch Mai phát hiện khả năng của NSƯT Ngọc Huyền khi cô mới 8 tuổi. Cô thừa nhận, nhờ sự dìu dắt của sư phụ mới có một Ngọc Huyền tỏa sáng những năm 1990. Bà cũng từng nói với mẹ của Ngọc Huyền rằng cô sẽ giỏi hơn sư phụ và hết sức chăm chút để nữ nghệ sĩ tài giỏi như ý mình.

Nhờ vở diễn “Xử án Phi Giao” do bà đo ni đóng giày cho Ngọc Huyền mà nữ nghệ sĩ trở thành ngôi sao ăn khách thập niên 1990. Nhiều người xem cho rằng, diễn xuất ấn tượng của Ngọc Huyền trong các phân cảnh tâm lý nặng đều mang dấu ấn của nghệ sĩ Bạch Mai.

Trong khi đó, NSƯT Kim Tiểu Long tâm sự anh gọi Bạch Mai là mẹ. Với anh, mẹ là tượng đài của nghệ thuật cải lương Hồ Quảng miền Nam. Vốn xuất thân từ cải lương xã hội, Kim Tiểu Long cho biết anh hát được Hồ Quảng là nhờ nghệ sĩ Bạch Mai vì bà đã chỉ cho anh cách nhấn nhá đúng kiểu Hồ Quảng.

nghe si bach mai ra di de lai khoang trong lon cho san khau cai luong hinh 4

Kim Tiểu Long luôn xem Bạch Mai là mẹ và cũng là người giúp anh hát cải lương Hồ Quảng.

Sau này, khi cải lương thoái trào, nghệ sĩ Bạch Mai vẫn đau đáu với nghệ thuật. Bà kiên trì truyền nghề và giữ lửa cho lớp nghệ sĩ trẻ của đoàn Huỳnh Long, trong đó có con gái Bình Tinh.

Được biết, con gái của bà là nghệ sĩ Bình Tinh suy sụp vì sự ra đi của mẹ nên mọi việc hậu sự do Việt Hương đứng ra lo liệu.

Theo Việt Hương, do hoàn cảnh dịch bệnh, không thể tổ chức lễ tang cho nghệ sĩ Bạch Mai. "Tôi chỉ có thể lo linh cữu cho cô. Sau đó, đưa cô đến đoạn đường cuối. Linh cữu được đưa đi hỏa thiêu lúc 11h ngày 26/8", Việt Hương cho biết.

Khang Lâm

Bình Luận

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa