Nghi vấn tin tặc Trung Quốc khiến thủ phủ tài chính Ấn Độ bị tê liệt

Thứ ba, 02/03/2021 06:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo một báo cáo mới đây từ một công ty an ninh mạng của Mỹ, đã có nhiều nghi vấn cho rằng một nhóm tin tặc Trung Quốc có thể đứng sau vụ mất điện trên diện rộng tại thành phố Mumbai – thủ phủ tài chính của Ấn Độ - vào hồi năm ngoái.

“Một thông điệp tới Ấn Độ”

Đã có sự gia tăng đáng kể các hoạt động xâm nhập có chủ đích bị nghi ngờ chống lại các tổ chức Ấn Độ. Ảnh: Getty

Đã có sự gia tăng đáng kể các hoạt động xâm nhập có chủ đích bị nghi ngờ chống lại các tổ chức Ấn Độ. Ảnh: Getty

Bất ngờ vào ngày 13/10 năm ngoái, gần 5 triệu hộ gia đình sinh sống tại thành phố Mumbai - thủ phủ tài chính của Ấn Độ - đã phải chịu cảnh mất điện. Trước đó một ngày, một vụ mất điện trên diện rộng đã xảy ra ngay chính tại thành phố Mumbai làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động tại đây.

Hệ thống tàu điện đô thị, các dịch vụ khẩn cấp, các ngân hàng, công ty chứng khoán và doanh nghiệp công nghệ thông tin của thành phố này cũng tê liệt do bất ngờ bị gián đoạn các hoạt động trong nhiều giờ liên tục.

Theo một nghiên cứu mới đây của Recorded Future – một công ty an ninh mạng có trụ sở tại Mỹ, nhiều khả năng một nhóm tin tặc Trung Quốc có liên quan đến sự việc trên, với mục đích gửi một thông điệp tới chính quyền New Delhi không nên xử lý và hành động quá cứng rắn trong bối cảnh xung đột tại biên giới đang diễn ra căng thẳng.

Recorded Future bày tỏ những nghi vấn cho rằng nhóm tin tặc Trung Quốc có tên Red Echo có thể đứng sau vụ việc này. Thậm chí, trong bản báo cáo mới nhất của mình, công ty an ninh mạng của Mỹ còn lưu ý rằng “một lượng lớn” các nhóm tin tặc khác cũng bị nghi ngờ, dưới sự hậu thuẫn các tập đoàn nhà nước của Trung Quốc, đã tổ chức các vụ tấn công mạng nhằm vào các tổ chức Ấn Độ từ đầu năm 2020. 

Cuộc xung đột quân sự ở Ladakh, được ghi nhận là căng thẳng sâu sắc nhất giữa hai nước láng giềng châu Á kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962, bắt đầu vào tháng 4 năm ngoái. Trong bối cảnh giáp mặt, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã đụng độ ở Thung lũng Galwan, một trong bốn điểm xung đột lớn nhất của hai nước từ trước đến nay, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.

Nhiều nghi vấn được đặt ra

Thành phố Mumbai, nằm ở bờ tây của Maharashtra, được mệnh danh là thủ phủ tài chính của Ấn Độ. Ảnh: SCMP

Thành phố Mumbai, nằm ở bờ tây của Maharashtra, được mệnh danh là thủ phủ tài chính của Ấn Độ. Ảnh: SCMP

 “10 tổ chức ngành điện riêng biệt của Ấn Độ, bao gồm 4 trong số 5 Trung tâm điều tiết phụ tải khu vực (RLDC) chịu trách nhiệm vận hành lưới điện thông qua cân bằng cung và cầu điện, dường như đã trở thành mục tiêu trong một chiến dịch phối hợp chống lại cơ sở hạ tầng quan trọng của Ấn Độ”, theo nhận định của Recorded Future. Ngoài ra, các mục tiêu khác cũng được Recorded Future xác định là “mục tiêu” , bao gồm hai cảng biển của Ấn Độ.

Báo cáo của Recorded Future cho biết cũng đã phát hiện được một số phần mềm độc hại từ Red Echo vào lưới điện của Mumbai “chưa được kích hoạt” vào thời điểm đó, nhấn mạnh rằng không thể kiểm tra mã nguồn do chính quyền Ấn Độ từ chối chia sẻ thông tin về vụ việc với công ty này.

“Recorded Future đã thông báo cho các cơ quan chức năng của chính phủ Ấn Độ trước khi công bố các cuộc xâm nhập bị nghi ngờ để hỗ trợ các cuộc điều tra ứng phó sự cố và khắc phục sự cố trong các tổ chức bị ảnh hưởng”, đại diện phía Recorded Future chia sẻ.

Nghi vấn trên lần đầu tiên được tạp chí The New York Times đưa ra, chỉ vài tuần trước buổi công bố kết quả điều tra dự kiến của chính phủ về những nguyên nhân có thể đằng sau sự cố mất điện ở Mumbai, làm tê liệt thủ phủ tài chính của Ấn Độ - thành phố Mumbai - vào ngày 13/10/2020 vừa qua.

Phát hiện này phù hợp với lo ngại của Cục Không gian mạng Maharashtra, cơ quan cho rằng sự cố mất điện là do tin tặc Trung Quốc gây ra. Nitin Raut, bộ trưởng quyền lực ở bang Maharashtra, cho biết vào thời điểm đó, sự cố mất điện là do “bị phá hoại".           

                                                                                    Hương Vũ

Tags:

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm