Nghịch lý cà phê Việt

Thứ năm, 02/08/2018 10:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Là một trong những quốc gia được coi là có thế mạnh về sản lượng và chất lượng nhưng cà phê của chúng ta hiện nay vẫn chưa đạt được những giá trị như mong muốn, trong đó nghịch lý lớn nhất là tỷ lệ xuất thô còn chiếm tới 90%.

Trong rất nhiều các nguyên nhân thì nguyên nhân lớn nhất được đưa ra là cà phê Việt vẫn chuyên về sản phẩm thô, còn các sản phẩm chế biến sâu khác xuất hiện chưa nhiều và chưa được phát huy triệt để. Chính vì lý do này nên cà phê luôn bị ép giá trên thị trường, đặc biệt là với thị trường xuất khẩu.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã từng thừa nhận, đến nay chỉ 10% sản lượng cà phê của Việt Nam được dùng để chế biến sâu như: Rang xay, bột, hòa tan… chủ yếu bán tại thị trường trong nước, 90% còn lại xuất khẩu thô ra thị trường thế giới nên không xây dựng được thương hiệu và giá trị thương mại rất thấp.

Báo Công luận
Được coi là ngành có thế mạnh nhưng giá trị cà phê của chúng ta chưa được tận dụng khi còn chuyên về xuất khẩu thô (Ảnh TL). 
Ông Cường cũng cho rằng, mỗi năm thế giới chi khoảng 500 tỷ USD cho cà phê tiêu dùng, nhưng doanh thu từ xuất khẩu cà phê của Việt Nam mới đạt 3,4 tỷ USD là quá khiêm tốn, cho thấy giá trị thương mại đạt quá thấp so với sản lượng (năm 2017 đạt hơn 1,5 triệu tấn, trong khi cả thế giới chỉ có khoảng 9 triệu tấn). Thực tế chứng minh hiện nay giá cà phê rất bấp bênh và giảm mạnh còn dưới 40.000 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VIFOCA), hiện nay doanh nghiệp (DN) trong nước đối với mặt hàng cà phê đã tăng về số lượng nhưng có mặt hạn chế là chủ yếu họ chỉ chú ý tới sản phẩm thô. Chính vì lý do này nên dù có tăng về số lượng nhưng họ trở nên yếu thế để mặc các DN có vốn đầu tư nước ngoài “nhảy vào” tung tác và làm mưa, làm gió, kiếm lợi nhuận.

Theo thống kê, các DN có vốn đầu tư nước ngoài này vào lĩnh vực cà phê không nhiều nhưng họ lại đang là người có lợi nhuận lớn khi họ biết tận dụng thị trường từ tinh sang thô, từ mua bán cà phê nhân sang chế biến ra các sản phẩm (chế biến sâu) có liên quan đến cà phê như chế biến sâu. Một cảnh báo đang được đưa ra: Nếu các DN Việt Nam không sớm thay đổi cơ cấu sản xuất sang hàng giá trị gia tăng, sẽ khó phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay. 

Theo thống kê, hiện nay, tỷ lệ cà phê nhân được các doanh nghiệp trong nước thu gom và xuất khẩu hàng năm chiếm tới 90% tổng sản lượng cà phê cả nước. Hiện cả nước có tới hơn 100 cơ sở chế biến cà phê nhân, gần 70 cơ sở tập trung ở vùng Tây Nguyên và 21 cơ sở chế biến ở vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, có hạn chế phần lớn các cơ sở này mới dừng ở mức độ thu mua sản phẩm thô là quả và hạt sau đó sấy khô, phân loại và chờ rao bán hoặc liên kết xuất khẩu. 

Là quốc gia được coi là có diện tích và chất lượng đáng kể về cà phê nhưng do hạn chế nên thực tế đến nay cà phê được chế biến theo hình thức chế biến sâu mới chỉ chiếm trên 10% tổng lượng cà phê xuất khẩu. Cả nước có gần 200 cơ sở chế biến cà phê bột nhưng trong đó còn rất nhiều cơ sở chế biến bột công suất nhỏ, quản lý chất lượng còn hạn chế, chưa kiểm soát được hương liệu và vật liệu. Hiện số lượng cơ sở sản xuất các loại cà phê như “3 trong 1”, cà phê hòa tan mới dừng lại con số hết sức khiêm tốn.

Theo VIFOCA, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, bất kỳ DN nào muốn phát triển bền vững cũng phải đầu tư vào chiều sâu. Bởi sản lượng cà phê đang tăng cao, người nông dân tham gia vào khâu điều tiết thị trường nên lợi nhuận chủ yếu nằm ở khâu dịch vụ, chế biến sâu.

Tuy nhiên, DN Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do chi phí đầu tư cho các thiết bị rất đắt đỏ, thị trường tiêu thụ lại nằm trong tay các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia. DN Việt có thể rơi vào tình trạng đầu tư nhà máy xong sẽ không bán được sản phẩm.

Đại diện VIFOCA cho biết, trong thời gian qua, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp rủi ro, thua lỗ khi kinh doanh cà phê. Có thời điểm các DN trong nước chỉ chiếm tỷ trọng 40% thị phần, còn lại là do các công ty nước ngoài nắm giữ và điều tiết thị trường. 

Đơn Thương

Tin khác

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp