Nghịch lý thức ăn chăn nuôi

Thứ năm, 23/05/2019 09:48 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việt Nam được coi là quốc gia có thế mạnh về nguyên liệu nhưng có nghịch lý là hàng năm nước ta vẫn phải chi hàng tỷ USD mua thức ăn chăn nuôi.

Và cũng đã rất lâu, hàng triệu nông dân và chủ trang trại trong nước vẫn đang phải oằn lưng nuôi gia súc, gia cầm bằng nguồn thức ăn chăn nuôi ngoại nhập với giá cao. Tại sao lại có nghịch lý này?

Lệ thuộc xuất khẩu

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, nước ta đứng thứ 7 trong tổng số 20 quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy nước ta hằng năm vẫn phải chi khoảng 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 1,2 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, giảm 0,62% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh  trong thời gian này là: Australia, Canada, Tây Ban Nha, Chile. Các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu vẫn là đậu tương, lúa mì, ngô, và dầu mỡ động thực vật.

Việc phụ thuộc nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro. Hiện nay, ngành chăn nuôi phụ thuộc lớn vào thức ăn nhập khẩu nên giá trị của ngành không cao, thậm chí chỉ lấy công làm lãi. Theo các chuyên gia nông nghiệp, với các nguyên liệu bắp, đậu tương, mì lát, cám gạo nguyên liệu bột cá... nếu khâu sản xuất, trồng trọt tốt có thể sử dụng dư thừa cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, đến thời điểm này, những loại nguyên liệu trên vốn chiếm tới 70 - 80% trong công thức sản xuất thức ăn vẫn phải lệ thuộc phần lớn vào nhập khẩu.

Là quốc gia có thế mạnh nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải bỏ ra một số tiền lớn để nhập khẩu thức ăn cho chăn nuôi

Là quốc gia có thế mạnh nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải bỏ ra một số tiền lớn để nhập khẩu thức ăn cho chăn nuôi

Trong 5 năm gần đây, giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển của ngành, mang lại giá trị gia tăng thấp cho người chăn nuôi trong nước. Một số vùng sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã không phát triển được vì năng suất cây trồng kém, người dân không tham gia nổi vào chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi cho doanh nghiệp. Hiện nước ta thiếu các gói kỹ thuật sản xuất ngô cho từng vùng sinh thái nên năng suất chưa cao, giá thành cao, ít lợi thế cạnh tranh so với ngô ngoại nhập.

Theo chủ trương từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, sản xuất ngô trong nước tiếp tục hướng vào thị trường nội địa.  Hà Nội là địa phương có diện tích đậu tương lớn nhất nước và đang quyết tâm khôi phục trở lại diện tích đậu tương bằng nhiều chính sách. Theo kế hoạch, diện tích sản xuất vụ Đông của Hà Nội sẽ gieo trồng chủ lực là cây đậu tương và cây ngô ngắn ngày. Thức ăn chăn nuôi chiếm 70 - 75% giá thành sản phẩm nuôi và trong khi người chăn nuôi đang phải lấy công làm lãi, phần lợi nhuận xem như rơi vào tay các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đang trở thành nghịch lý và phải nhanh chóng có lời giải.

Những tiềm năng hứa hẹn

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Post) dự báo tăng trưởng ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2019 sẽ duy trì ở mức 3%. Việt Nam là một trong những nước tiêu dùng thịt lợn lớn nhất thế giới và đứng thứ hai châu Á sau Trung Quốc. Trong đó, ngành chăn nuôi lợn là động lực chính của ngành thức ăn chăn nuôi nội địa. Sau cuộc khủng hoảng năm 2016, ngành chăn nuôi lợn đối mặt với thách thức giá trị thịt lợn giảm xuống dưới giá thành, buộc nhiều nông dân chăn nuôi nhỏ phải rời bỏ ngành.

“Đến năm 2050 dân số thế giới được dự đoán ở mức 9 tỉ người cùng với sự gia tăng dân số là nhu cầu về nguồn lương thực, thực phẩm. Đến năm 2050 sản lượng thịt bò sẽ tăng lên 106 triệu tấn so với 64 triệu tấn, sản lượng thịt lợn sẽ tăng 143 triệu tấn so với 100 triệu tấn, thịt gà tăng 181 triệu tấn so với 82 triệu tấn của năm 2005, kéo theo đó là sự phát triển của ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam” - USDA Post cho hay.

Bàn về xu hướng của ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu, ông David Fairfield - Phó Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Thức ăn chăn nuôi, thuộc Hiệp hội Ngũ cốc và Thức ăn chăn nuôi Quốc gia (NGFA) cho hay: “Thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng, sản xuất nông nghiệp đã và đang tạo ra một hiệu ứng lan truyền tới toàn bộ chuỗi cung ứng hàng hóa nông nghiệp, gồm cả ngành thức ăn chăn nuôi. Năm 2019, các công ty thức ăn chăn nuôi sẽ phải tính đến chiến lược hoạt động hiệu quả nhằm đáp lại những mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng”.

Hay ông Markus Dedl - Tổng Giám đốc của Delacon nhận định, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể là động lực để nâng cao nhận thức của công chúng về toàn ngành chăn nuôi. “Ngành thức ăn chăn nuôi chính là người gác cổng. Ngành này có trách nhiệm sử dụng nguyên liệu, thành phần và phụ gia thức ăn đạt chất lượng cao để cải thiện sức khỏe và phúc lợi động vật. Nó là nhân tố chính trong việc xây dựng niềm tin của người tiêu dùng với toàn hệ thống sản xuất thực phẩm”, ông Dedl nói thêm.

Phương Nguyên

Tin khác

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp