Nghiên cứu mới nhất về chuyện “đi đêm” của các tập đoàn đa quốc gia

Thứ hai, 28/09/2020 15:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một nghiên cứu mới đây cố gắng định lượng những lợi nhuận mà các tập đoàn đa quốc gia nhận lại được từ những khoản hối lộ mà họ chi trả trước đó.

Pemex, một ‘ông lớn’ trong ngành dầu khí của Mexico, cáo buộc rằng một số nhà chính trị gia cấp cao nhận những khoản tiền bất hợp pháp từ các công ty bao gồm Odebrecht. Ảnh: Getty

Pemex, một ‘ông lớn’ trong ngành dầu khí của Mexico, cáo buộc rằng một số nhà chính trị gia cấp cao nhận những khoản tiền bất hợp pháp từ các công ty bao gồm Odebrecht. Ảnh: Getty

Do ảnh hưởng từ đại dịch, một vài công ty lớn có thể đang phải đối mặt với doanh số bán hàng giảm sút, nhưng đây lại là thời điểm bận rộn của những công ty chuyên đi hối lộ.

Tin tức về việc người điều hành cũ của Pemex, một ‘ông lớn’ trong ngành dầu khí của Mexico, cáo buộc rằng một số nhà chính trị gia cấp cao nhận những khoản tiền bất hợp pháp từ các công ty bao gồm Odebrecht – một công ty xây dựng của Brazil, đang lan truyền khắp quốc gia này.

Vụ bê bối này là vụ việc mới nhất trong chuỗi các tin tức về vấn đề tham nhũng được đăng tải rộng rãi trên các trang nhất trong năm nay, bắt đầu với việc Airbus đã phải chi trả một khoản tiền kỉ lục – 4 tỷ đô – để giải quyết các cáo buộc liên quan đến tham nhũng, do công ty này đã thực hiện những khoản giao dịch bất hợp pháp ở nhiều quốc gia.

Việc hối lộ của các tập đoàn là một điều không có gì mới lạ.

Từ 1/3 cho đến 1/2 số công ty được khảo sát cho rằng hoạt động kinh doanh của họ rơi vào tay đối thủ là do những công ty này giành được hợp đồng nhờ việc hối lộ.

Dù vậy, những quan điểm chỉ dựa trên nghiên cứu như thế vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế một cách rõ ràng. Một nghiên cứu mới chọn một cách tiếp cận nghiêm ngặt hơn, và đã rút ra được một vài kết luận nổi bật.

Raghavendra Rau đến từ trường Judge Business School thuộc Viện Đại học Cambridge, Yan-Leung Cheung đến từ trường Đại học Giáo dục của Hongkong và Aris Stouraitis đến từ trường Đại học Hồng Kông Baptist đã điều tra gần 200 vụ hối lộ nổi bật trên 60 quốc gia từ năm 1975 đến năm 2015.

Họ tìm ra rằng, với những công ty đi hối lộ, những lợi ích ngắn hạn thường rất béo bở: mỗi một đô la trong khoản giao dịch bất hợp pháp sẽ được chuyển thành một khoản tăng từ 6-9 đô la trong lợi nhuận dư thừa, so với tình hình chung của thị trường chứng khoán.

Hối lộ là điều không hề lạ lùng với các tập đoàn đa quốc gia. Ảnh: Getty

Hối lộ là điều không hề lạ lùng với các tập đoàn đa quốc gia. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, đó là chưa tính đến nguy cơ bị bắt.

Những nguy cơ này ngày càng tăng cao dưới ảnh hưởng của Luật chống tham nhũng đã lưu hành được 43 năm, Đạo luật Chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA) đã được áp dụng mạnh tay hơn và một số các nước khác cũng đã thông qua các luật tương tự.

Các trường hợp vi phạm đạo luật FCPA tăng mạnh kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007-2009, theo số liệu từ Trường Luật Stanford.

Con số này có giảm một chút dưới thời của Tổng thống Donald Trump, người đã chỉ trích đạo luật FCPA đang gây trở ngại lớn với các công ty Mỹ ở nước ngoài; tuy nhiên vẫn giữ ở mức cao so với số liệu trong quá khứ.

Tổng số tiền phạt đối với những trường hợp vi phạm đạo luật FCPA đã lên tới 14 tỷ đô trong 4 năm từ 2016-2019, cao gấp 48 lần so với cùng khoảng thời gian trước năm 2007.

Những người tham gia nghiên cứu cũng đã kiểm thử 11 giả thuyết rút ra từ những nghiên cứu trước đó về vấn đề tham nhũng.

Họ tìm thấy những cơ sở ủng hộ cho một vài giả thuyết, ví dụ như, các công ty thường hối lộ nhiều hơn khi họ mong chờ được nhận lại những khoản lợi nhuận lớn hơn; và rằng lợi nhuận ròng của việc hối lộ thì thường ít hơn ở những nơi công khai nguồn thu nhập của các chính trị gia.

Thế nhưng họ lại khai thác được lỗ hổng trong những kiến thức đã được tiếp nhận rộng rãi. Nổi bật nhất là việc chẳng có mối liên quan nào giữa nền dân chủ và vấn nạn tham nhũng.

Điều này đã thách thức ‘nghịch lý Tullock’. Nghịch lý này cho rằng các công ty dưới nền dân chủ có thể thực hiện những vụ hối lộ nhỏ hơn mà không bị bắt bởi các chính trị gia và quan chức ít có kiểm soát đối với hệ thống hơn các nước chuyên chế.

Không còn nghi ngờ gì nữa, những nghiên cứu kiểu như thế này sẽ có ích đối với các nhà điều tra tham nhũng và... cả những nhà điều hành không có đạo đức.

Mai Bùi

Tin khác

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h
Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

(CLO) Những người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học Mỹ đã bị bắt vào thứ Bảy (27/4), khi họ tuyên bố sẽ tiếp tục phong trào nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne sẽ thúc đẩy các đề xuất nhằm ngăn chặn sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah trong chuyến thăm Lebanon vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

(CLO) Quốc hội Iraq hôm thứ Bảy (27/4) đã thông qua luật hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới với mức án tối đa 15 năm tù.

Thế giới 24h
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h