Ngoại giao đa phương, vị thế đất nước & chủ quyền quốc gia

Thứ tư, 01/01/2020 10:56 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ lần thứ hai với số phiếu rất cao, một lần nữa khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Đồng thời cũng chứng tỏ tầm vóc mới, vị thế mới của Việt Nam, từ đó đặt nền tảng vững chắc để giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

1. 9 giờ sáng ngày 7/6, tại trụ sở Liên Hợp quốc (LHQ) ở thành phố New York - Mỹ, cuộc bỏ phiếu bầu ra các Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an đang diễn ra. Đây là một phần trong kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng LHQ.

Khoảnh khắc công bố kết quả bầu cử đối với đoàn Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Khoảnh khắc công bố kết quả bầu cử đối với đoàn Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Việt Nam là ứng viên duy nhất cho vị trí Ủy viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an của khu vực châu Á. Sau quá trình bỏ phiếu và 40 phút kiểm phiếu, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ công bố Việt Nam đã trúng cử và chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Với kết quả này, Việt Nam sẽ thay thế vị trí của Kuwait tại Hội đồng Bảo an từ ngày 1/1/2020.

Kết quả kiểm phiếu cho thấy, đã có tổng cộng 192/193 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu cho Việt Nam. Trong khi đó, con số tối thiểu để giành chiến thắng chỉ cần trên 2/3 số phiếu (trên 129 phiếu). Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, sau khi đã trúng cử nhiệm kỳ 2008-2009.

Hội đồng Bảo an là cơ quan chính trị quan trọng nhất của LHQ gồm 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực (Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Trung Quốc) và 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm. Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của LHQ có quyền quyết định đánh giá thực tại các mối đe dọa đối với hoà bình và đưa ra khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.

Các Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an đều có quyền phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào, trong khi Ủy viên không thường trực không có quyền phủ quyết nhưng được quyền tranh luận và bỏ phiếu cho các nghị quyết.

2. Ngay sau khi trúng cử, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra thông điệp của Việt Nam khi đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

Đại diện ngoại giao các nước chúc mừng Việt Nam sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN

Đại diện ngoại giao các nước chúc mừng Việt Nam sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tại New York, Mỹ ngày 7/6/2019. Ảnh: THX/TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; thúc đẩy tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, góp phần tích cực vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Trao đổi với báo chí về những ưu tiên của Việt Nam trong việc đóng góp vào nghị trình của Hội đồng Bảo an sau khi trúng cử, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, Hội đồng Bảo an LHQ có vai trò hết sức quan trọng trong những vấn đề toàn cầu, đặc biệt là vấn đề hòa bình, an ninh. Do đó, ưu tiên của Việt Nam là tăng cường hơn nữa vai trò của chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết những vấn đề toàn cầu, vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh; xây dựng môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới, qua đó bảo đảm một môi trường hòa bình để phát triển.

3. Việc tham gia Hội đồng Bảo an LHQ là cơ hội để Việt Nam đề xuất, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng ở khu vực và trên thế giới.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, với vai trò, kinh nghiệm của mình, Việt Nam mong muốn đóng góp vào những vấn đề như giải quyết sau xung đột; vấn đề phụ nữ, trẻ em trong xung đột; xử lý bom mìn sau xung đột.

Nhiều chuyên gia quốc tế cũng cho rằng, tham gia vào Hội đồng Bảo an, Việt Nam có thể có những đóng góp nổi bật trong các lĩnh vực như y tế công cộng, chống lại các bệnh truyền nhiễm, thúc đẩy an ninh hàng hải, chống cướp biển, ngăn chặn nạn đánh bắt cá và buôn người bất hợp pháp. Đây cũng là cơ hội tốt để Việt Nam lên tiếng, bày tỏ những quan ngại của mình đối với các vấn đề liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông và luật pháp hàng hải quốc tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong bối cảnh các thành viên trong Hội đồng Bảo an có những quan điểm khác nhau trong nhiều vấn đề quốc tế. Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với những quan điểm trái chiều về Biển Đông hay những áp lực từ các quốc gia khác, về các vấn đề nhân quyền.

Một khó khăn nữa mà Việt Nam phải đối diện là một số nước đã có quan điểm thay đổi đối với các vấn đề lâu nay tưởng chừng đã đồng thuận như tự do thương mại, bảo hộ mậu dịch, biến đổi khí hậu. Vì vậy, Việt Nam cũng như các nước thành viên Hội đồng Bảo an vừa phải duy trì được quan tâm chung, vừa phải đáp ứng nhu cầu thay đổi của các nước lớn.

Các sỹ quan Việt Nam lên đường tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan.

Các sỹ quan Việt Nam lên đường tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan.

4. Việc Việt Nam nhận được số phiếu ủng hộ áp đảo khi ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an cho thấy cộng đồng quốc tế đã ghi nhận những đóng góp tích cực, thực chất, có trách nhiệm của Việt Nam đối với LHQ nói chung và Hội đồng Bảo an nói riêng.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, sự tham gia, đóng góp của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an trong nhiệm kỳ đầu tiên, năm 2008-2009, đã được các thành viên LHQ công nhận. “Nhưng điều đó không có nghĩa Việt Nam trúng cử lần thứ hai một cách nghiễm nhiên, đây là một quá trình trong vòng 10 năm qua chúng ta đã hết sức quyết liệt vận động”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, các thành viên LHQ đều mong muốn có thể ứng cử để trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an nhưng không phải nước nào cũng có thể ứng cử và trúng cử, bởi vậy luôn có sự cạnh tranh hết sức quyết liệt.

“Trong lịch sử đã có những cuộc bầu cử với hơn 140 vòng mà không bầu được thành viên của nhóm nước để ứng cử thành viên của Hội đồng Bảo an. Cũng có những đại diện của nhóm nước ra tranh cử nhưng qua rất nhiều vòng không đạt được 2/3 số phiếu cần thiết. Vì thế, Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của nhóm châu Á - Thái Bình Dương và được bầu với số phiếu cao vào Hội đồng Bảo an cho thấy uy tín, vị trí, vai trò của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Hiện nay, thế giới đang bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều chuyển biến sâu rộng. Hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn, cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm dần được định hình rõ nét, song các thách thức toàn cầu, thách thức phi truyền thống ngày càng gay gắt, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thực dụng, cách hành xử đơn phương, chính trị cường quyền... cũng đang có xu hướng quay trở lại mạnh hơn. Trong bối cảnh đó, với việc vai trò, vị thế, thực lực của Việt Nam được nâng lên sẽ là nền tảng bảo đảm quan trọng cho việc chúng ta giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thế Vũ

Tin khác

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

(CLO) Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn.

Tin tức
Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

(CLO) Đã 70 năm trôi qua nhưng âm hưởng của bản hùng ca Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” không chỉ tại Việt Nam mà còn vang vọng mãi đến muôn đời sau, khắp cả năm châu, bốn biển.

Tin tức
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

(CLO) Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức