Ngư dân Hà Tĩnh ra khơi bám biển trong mùa dịch Covid-19

Chủ nhật, 19/04/2020 11:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Song song với các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, ngư dân Hà Tĩnh vẫn kiên tâm bám biển để ổn định thu nhập, đem về nguồn lợi thủy hải sản cung ứng thực phẩm cho người dân.

Những con thuyền của ngư dân trở về từ sáng sớm.

Những con thuyền của ngư dân trở về từ sáng sớm.

Ngư dân bám biển để ổn định thu nhập

Những ngày qua, chúng tôi đã có mặt tại nhiều vùng biển bãi ngang, cảng cá dọc ven biển tỉnh Hà Tĩnh để nắm bắt tình hình đánh bắt hải sản của ngư dân trong mùa dịch. Qua trao đổi, nhiều ngư dân cho rằng, thời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu, nguồn thủy hải sản khai thác về chỉ được tiêu thụ trong nội địa, cùng với đó giá cả cũng giảm xuống... Nhưng hàng trăm tàu thuyền của ngư dân vẫn liên tục vươn khơi, bám biển.

Có mặt tại vùng biển bãi ngang xã Xuân Yên (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi có dịp chứng kiến sự phấn khởi của ngư dân vừa đánh bắt được hải sản trở về. Anh Hoàng Văn Nhâm ở thôn Yên Hải, xã Xuân Yên cho biết, thường ngày anh vẫn ra khơi để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, chuyến này thuyền anh thu hoạch được hơn một tạ cá trích. Sau 3 tiếng đánh bắt trên biển rộng (từ 4 giờ đến 7 giờ sáng), thuyền về đất liền. Ngay khi trở về, các tiểu thương trong xã đã thu mua hết hải sản, mang về cho anh nguồn thu nhập gần 1 triệu đồng. Đây là mức thu nhập khá của ngư dân trong mùa dịch này dù giá hải sản thời điểm hiện tại có thấp hơn so với trước.

“Ngư dân nơi “biển cạn” chúng tôi không có tàu to “xé sóng”, phương tiện mưu sinh chỉ là những chiếc thuyền nan công suất dưới 20 CV. Mỗi chiếc thuyền ra khơi đi từ 1 - 2 người, trang bị 2 - 3 lưới đánh, và ra khơi khoảng 2 - 3 km có thể đánh được các loại thủy hải sản có giá trị. Vào mùa này, chúng tôi đi lưới gần bờ bởi nhiều loại cá, tôm... dạt vào trú ngụ, thời gian đánh bắt ngắn nên hải sản vẫn còn tươi sống, bán được giá, thu về hàng triệu đồng mỗi ngày”, ông Hải, một ngư dân nơi đây cho biết.

Cá được vận chuyển lên bờ để tiêu thụ.

Cá được vận chuyển lên bờ để tiêu thụ.

Thay vì chọn cách ở lại nhà, những ngư dân ven biển ở xã Xuân Liên vẫn ra khơi đánh bắt gần bờ để ổn định thu nhập và xem đây như là một biện pháp “cách ly với xã hội” an toàn.

Gặp ngư dân Mai Văn Thành, ở xã Xuân Liên đang vận chuyển khay mực nang và cá biển vào bờ. Anh Thành cho biết, như thường lệ vào khoảng 4 giờ sáng, thuyền anh xuất hành đi đánh lưới mực trên biển, cách đất liền khoảng 6 hải lý. Gần 6 giờ sáng, anh thả lưới xuống biển, sau đó chờ 2 - 3 tiếng mới kéo lên. Mực sẽ đóng vào lưới và anh gỡ ra cho vào khay, mang về bờ nhập cho tiểu thương. Chỉ sau gần nửa ngày, thuyền của anh đánh được 6 kg mực nang và 2 kg ghẹ xanh, thu về hơn 1,5 triệu đồng.

Theo ngư dân, mực nang càng to thì thớ thịt càng ngon, chắc và giòn. Mực nang loại to, tươi sống có giá 200.000 đồng/kg. Ghẹ xanh loại 6-7 con/kg có giá 250.000 đồng/kg. Những chuyến đi biển mùa dịch vẫn cho thu nhập ổn định đã khích lệ họ kiên trì vươn khơi bám biển. Việc này không chỉ đảm bảo cuộc sống gia đình cho họ mà còn góp phần tạo ra nguồn thực phẩm cung cấp cho người dân trong vùng ở thời điểm khó khăn này.

Ông Trần Anh Khoa - Chủ tịch UBND xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân cho biết, toàn xã có 230 con thuyền, trong đó có 140 chiếc vẫn ra khơi đánh bắt hải sản các loại như: tôm, cá trích, dã ruốc... mặc dù giá hải sản đánh bắt giảm so với cùng kỳ năm 2019. Do ảnh hưởng từ dịch bệnh, lại trong thời gian cách ly xã hội, người mua ít hơn nên giá thành cũng có giảm xuống.

Thương nhân thu mua hải sản ổn định cho ngư dân

Thương lái thu mua hết cá thu cho ngư dân tại cảng cá Thạch Kim

Thương lái thu mua hết cá thu cho ngư dân tại cảng cá Thạch Kim

Theo số liệu của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, sản lượng khai thác thủy sản 3 tháng đầu năm đầu năm 2020 đạt 8.938 tấn, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 nên giá các loại thủy sản giảm dẫn đến thu nhập của ngư dân cũng giảm theo, đặc biệt là nhóm ngư dân khai thác các loài thủy sản xuất khẩu bị giảm mạnh (khoảng 10 – 12%). Đến thời điểm hiện nay, tổng số tàu cá là 3.689 chiếc, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh đang tập trung tuyên truyền ngư dân yên tâm bám biển; thường xuyên theo dõi thời tiết và diễn biến dịch bệnh để xây dựng kế hoạch đánh bắt phù hợp, hạn chế chi phí sản xuất trên biển.

Dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng hầu hết các cơ sở thu mua, chế biến hải sản ở Hà Tĩnh vẫn hoạt động bình thường. Tuy giá một số loại hải sản có giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng tất cả hải sản ngư dân đánh bắt về đều thu mua hết.

Ghẹ xanh có giá trị cho ngư dân thu nhập ổn định.

Ghẹ xanh có giá trị cho ngư dân thu nhập ổn định.

Chị Võ Thị Hằng, chủ cơ sở thu mua, chế biển xuất khẩu hải sản Hòa Hằng ở cảng cá Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) chia sẻ: Trong thời điểm khó khăn chung này, chúng tôi vẫn cố gắng thu mua hết lượng hải sản của bà con ngư dân để họ yên tâm tiếp tục bám biển, khai thác nguồn lợi thủy sản. Đối với những loại hải sản ế ẩm thì chúng tôi có phương án chế biến thành dạng khô và cấp đông để xuất bán dần.

Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Ban Quản lý các cảng cá đã thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch như: cấp, phát khẩu trang, dung dịch rửa tay và bắt buộc cán bộ, nhân viên trong đơn vị đeo khẩu trang thường xuyên khi làm việc. Đồng thời, thông qua các hình thức phát tờ rơi, hệ thống loa phát thanh, nhắc nhở trực tiếp…; lập sổ theo dõi xe vận tải hàng hóa từ địa phương khác đến giao dịch tại các cảng cá; kịp thời cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan y tế địa phương tiến hành đo thân nhiệt các lái xe...

Tuy nhiên, với đặc thù là nơi phục vụ hoạt động sản xuất, dịch vụ hậu cần nghề cá và khai thác thủy sản, cũng là nơi tập trung đông người và phương tiện trong và ngoài tỉnh đến giao dịch, mua bán, thì cảng cá được xác định là điểm nguy cơ mất kiểm soát và lây nhiễm dịch bệnh rất cao.

Những chiếc thuyền của ngư dân vừa ra biển đánh dã ruốc về

Những chiếc thuyền của ngư dân vừa ra biển đánh dã ruốc về

Hiện tại, khi chưa có quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND tỉnh Hà Tĩnh thì các cảng cá vẫn hoạt động liên tục để phục vụ người dân. Để đáp ứng nhiệm vụ đó, đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu và triển khai các giải pháp hỗ trợ thêm khẩu trang và các trang thiết bị y tế thiết yếu đi kèm. Mặt khác, thành lập tổ kiểm tra liên ngành tại các cảng cá để hỗ trợ lực lượng chức năng tại cảng cá trong công tác quản lý, kiểm dịch, kiểm tra y tế tàu thuyền, người và các phương tiện được phép hoạt động, ra vào bến cảng thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly theo quy định của Bộ Y tế.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận:

Ngư dân Hà Tĩnh vẫn kiên cường bám biển dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19

Ngư dân Hà Tĩnh vẫn kiên cường bám biển dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19

Rất nhiều loại cá được ngư dân đánh bắt gần bờ còn tươi ngon, bán được giá.

Rất nhiều loại cá được ngư dân đánh bắt gần bờ còn tươi ngon, bán được giá.

Cá cháo được ngư dân bãi ngang đánh bắt vùng lộng cho thu nhập ổn định.

Cá cháo được ngư dân bãi ngang đánh bắt vùng lộng cho thu nhập ổn định.

Tiểu thương thu mua cá để mang ra chợ bán.

Tiểu thương thu mua cá để mang ra chợ bán.

Những chiếc thuyền đã chuẩn bị ngư lưới cụ, nhu yếu phẩm thiết yếu để sẵn sàng xuất phát ra khơi.

Những chiếc thuyền đã chuẩn bị ngư lưới cụ, nhu yếu phẩm thiết yếu để sẵn sàng xuất phát ra khơi.

Trần Phong

Tin khác

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống
Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống