“Ngược dòng” giải mã hệ âm luật của Ả đào

Thứ năm, 11/04/2024 11:16 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền vừa ra mắt cuốn sách “Ả đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật”. Cuốn sách đưa đến những thông tin quý giá để bạn đọc hiểu được lý do vì sao loại hình âm nhạc này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

1. Năm 2009, UNESCO đã ghi danh nghệ thuật Ca trù của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Trước đó, ít ai biết trong kho tàng âm nhạc cổ truyền dân tộc có sự tồn tại của một loại hình nghệ thuật mang tên Ca trù. Cũng không mấy ai biết rằng Ca trù vốn có tên hát Ả đào, hát Cô đầu, hát Ca công, hát Nhà tơ...

Theo nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, từ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước, Ả đào là một thể loại cổ nhạc chuyên nghiệp, bao phủ khắp các vùng từ miền Bắc trở vào cho đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Năm 1940, người Pháp thống kê trên địa bàn Hà Nội có 200 nhà hát Cô đầu với 2.000 đào, kép hoạt động. Tuy nhiên, sang nửa sau thế kỷ XX, khi lịch sử sang trang, cuộc chơi của môn nghệ thuật nghìn năm tuổi chấm dứt. Nói đến hát Cô đầu, xã hội thường nghĩ ngay đến những thú ăn chơi mà người ta mặc định là sa đọa, trụy lạc - tàn dư của chế độ thực dân phong kiến. Loại hình nghệ thuật này dần lùi xa khỏi đời sống xã hội, nhạt nhoà theo thời gian.

nguoc dong giai ma he am luat cua a dao hinh 1

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền chia sẻ với bạn đọc tại buổi tọa đàm ra mắt cuốn sách “Ả đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật”.

“Ả đào là cách gọi cổ xưa nhất. Ca trù là tên gọi xuất hiện sau, nhưng trong tất cả tư liệu Hán Nôm đều ghi là ca trù. Trong hồ sơ trình UNESCO, cũng “lỡ” ghi là Ca trù nên tên gọi này được phổ biến rộng rãi hơn cả” - nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cho biết.

Còn theo nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, từ “ả đào” mới duy danh được hình thức nghệ thuật, nội dung nghệ thuật và những nghệ sĩ chơi trong nghệ thuật đó, trong khi từ “ca trù” có tính sách vở và có căn cứ tài liệu để nghiên cứu, nhưng xét về mặt âm nhạc học, từ này “không có tính âm nhạc gì”.

“Ả đào là từ xưa cũ nhất, xuyên suốt cả nghìn năm lịch sử. Tôi lấy tên cổ xưa để mọi người quen dần” - nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền lý giải về cuốn sách.

2. Nhiều năm sau, khi Ca trù được ghi danh là Di sản văn hóa thế giới, người ta mới nhắc đến loại hình nghệ thuật này nhiều hơn. Nhưng khi nhìn lại, sau hàng chục năm không được thực hành, di sản ca trù mất dần đất sống. Các nghệ nhân người bỏ nghề, người thì lui về mai danh ẩn tích, nhiều cụ đã qua đời, số còn lại thì đều tuổi già sức yếu. Khi những cuộc liên hoan rầm rộ được mở ra, có vẻ Ca trù đã được bảo tồn như khuyến nghị của UNESCO. Nhưng trong giới những nghệ nhân cao tuổi cuối cùng, vẫn thấy các cụ than phiền rằng “đàn hát không có phách”, giới trẻ kế thừa đã đàn hát sai so với Ca trù cổ truyền. “Nhưng hát thế nào là đúng thì không ai nói. Vậy đâu là chuẩn mực cổ điển của Ca trù?” - nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền băn khoăn.

nguoc dong giai ma he am luat cua a dao hinh 2

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền giới thiệu những bức ảnh về sự phát triển và những nhân vật, khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử loại hình nghệ thuật Ả đào.

Khảo cứu các tàng thư nghiên cứu về Ca trù, Bùi Trọng Hiền nhận thấy, âm nhạc Ca trù mới chỉ dừng lại ở việc gọi tên danh mục bài bản, mô tả sơ lược hay duy danh các yếu tố âm nhạc, các nghiên cứu chuyên sâu về âm luật vẫn bỏ ngỏ. Nhìn tổng quan vào khối tư liệu thấy có nhiều mâu thuẫn, có sách nói Ca trù có 4 khổ đàn, khổ phách nhưng sách khác lại nói có 5 khổ. Về bài bản, làn điệu có sách nói Ca trù có hơn 40 bài, có sách thống kê ra hơn 100 bài. Lại nữa, có lần anh thấy người đánh trống chầu “tom, chát” rất oai phong thì phục lắm. Nhưng nghệ nhân đàn đáy Nguyễn Phú Đẹ nói người đấy không biết đánh. Còn nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc thì bảo: “Ông ấy đánh, tôi khó hát lắm. Ông ấy toàn vả vào mồm tôi thôi”.

“Năm 2014, tôi được mời làm giám khảo liên hoan Ca trù cùng cụ Nguyễn Phú Đẹ, nghe cụ “chê” thí sinh đàn hát không có phách, đánh không ra cung, đáng lẽ phải xuống cung Nam thì lại chơi cung Bắc... tôi như bừng tỉnh. Tôi ngộ ra rằng, cụ chính là kép đàn nhà nghề cuối cùng, người duy nhất có thể giải đáp được tất cả câu hỏi của tôi”. Sau đó một tuần, anh lên đường về Hải Dương, ăn “dầm ở dề” tại nhà cụ Đẹ, bắt đầu hành trình nghiên cứu Ca trù.

3. Thời kỳ đầu Bùi Trọng Hiền gặp vô vàn khó khăn. Nguồn tư liệu trong tay chỉ có album “Thề non nước” của NSND Quách Thị Hồ. Tiếp cận nghệ nhân cũng khó vô cùng, vì số người còn sống quá ít và luật tục của giáo phường không được phép trao truyền cho người ngoài.

“Nản kinh khủng. Nó như tôi từng đến quỳ ở lều tranh 3 ngày 3 đêm người ta không thèm tiếp, thôi về đi làm việc khác” - anh nhớ lại.

Nhưng cũng thật may mắn khi đó anh nhận được rất nhiều sự ủng hộ và hỗ trợ từ những người anh, người thầy. Biết anh bỏ công nghiên cứu Ca trù, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan gọi anh đến nhà trao toàn bộ tư liệu của ông. Anh cũng xin được từ GS Trần Văn Khê những tư liệu âm thanh quý giá, đặc biệt là cuốn băng gốc thu lời hát của bà Quách Thị Hồ năm 1976. Rồi nhà nghiên cứu Jason Gibbs (Mỹ) biết chuyện cũng tặng một số bản thu ca trù được phục dựng từ đĩa than. Một nguồn tư liệu nữa là 10 băng cassette anh nhận được từ GS Vũ Nhật Thăng vào năm 2015. Tuy nhiên, toàn bộ số băng đã bị mốc trắng. Bùi Trọng Hiền phải mất 2 tuần thức trắng đêm để lau mốc và khôi phục được nhiều bản ghi âm quý giá.

“Tôi đã gom những mảnh vỡ còn lại của Ả đào như thế và giải mã, phác họa, dựng lại hệ âm luật... Cuối cùng, tôi đã tìm ra cấu trúc đặc biệt của Ả đào, đó là cấu trúc lắp ghép”.

nguoc dong giai ma he am luat cua a dao hinh 3

Các nghệ sĩ CLB Ca trù Đông Môn (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) biểu diễn.

4. Khi phát hiện ra “mật mã” của Ả đào, Bùi Trọng Hiền đã vô cùng sửng sốt trước lối tư duy rất hiện đại, cực kỳ chính xác và khoa học, vuông vắn đến từng miếng, từng mảng của nghệ thuật này. Mỗi bài nhạc được lắp ghép rất nhiều những khổ đàn, khổ phách khác nhau. Những mảng miếng đó nối tiếp liên tục theo thời gian liền mạch tạo thành một bài. “Có thể nói, sơ đồ cấu trúc, âm điệu của các bài bản Ả đào tựa như cuộc chơi đùa với âm thanh của cổ nhân. Mỗi sơ đồ lại thể hiện sự sáng tạo tư duy của người xưa. Ả đào là thể loại ở tầng bậc kỹ thuật cao, “đỉnh chóp” với hệ âm luật phức tạp, kỳ vĩ và hóc hiểm nhất” - Bùi Trọng Hiền nhận định.

Theo Bùi Trọng Hiền, nếu như chèo, quan họ là cấu trúc ca khúc dân gian; tài tử, cải lương, tuồng, nhạc cung đình Huế là cấu trúc lòng bản; hát văn là cấu trúc làn điệu; thì cấu trúc lắp ghép của Ả đào không khác gì những mảng miếng lego. “Thực sự đây là một cuộc chơi âm thanh đỉnh cao của cổ nhân. Có lẽ vì tư duy cấu trúc âm nhạc như thế nên người không có nghề không hiểu được. Người học nghề biết được khổ đàn, khổ phách chính xác thì mới nắm bắt, đánh được trống chầu. Tầng lớp bình dân chỉ nghe giai điệu, còn tầng lớp cao gọi là “quan viên” mới biết thưởng thức khổ đàn, khổ phách, nhận biết được thế nào là đúng - sai, thừa - thiếu. Tất cả những giá trị đó may mắn còn lại cho đến ngày nay, đấy là một sự kỳ vĩ mà tiền nhân để lại”.

Nói về cuốn sách của Bùi Trọng Hiền, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan đánh giá: “Ngoài việc khảo cứu về lịch sử, cuốn sách này có một khảo cứu quan trọng có tính chất nền tảng, đó là khảo cứu về âm nhạc. Trước đó, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu kỹ lưỡng về âm nhạc của Ả đào - hình thức âm nhạc độc đáo nhất, sáng tạo nhất và cũng phức tạp nhất. Vì thế, khảo cứu này đặt nền móng cho những nghiên cứu tiếp theo. Cuốn sách nên được đưa vào những chương trình đào tạo, giảng dạy nghệ thuật ca trù tại các trường văn hóa - nghệ thuật”.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Lần đầu tổ chức Liên hoan sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

Lần đầu tổ chức Liên hoan sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

(CLO) Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt các tác phẩm sân khấu phục vụ đối tượng khán giả nhỏ tuổi.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Tổ chức Liên hoan 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' năm 2024

Ninh Bình: Tổ chức Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" năm 2024

(CLO) Chương trình Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" tỉnh Ninh Bình năm 2024 do Tỉnh đoàn Ninh Bình, Hội đồng Đội tỉnh phối hợp với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Tam Điệp tổ chức vào chiều ngày hôm nay (6/5/2024).

Đời sống văn hóa
Một lần được hầu chuyện nhạc sỹ Đỗ Nhuận

Một lần được hầu chuyện nhạc sỹ Đỗ Nhuận

(CLO) Tôi nhớ, trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV ( Đài Tiếng nói Việt Nam ) nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân (con trai của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận) cho biết: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mỗi lần gặp cha mình, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường nhắc ông chuẩn bị viết một bài ca để mừng chiến thắng. Vì thế với ông, đây không chỉ là một lời nhắc nhở, mà còn là ‘mệnh lệnh’...

Đời sống văn hóa
Cuộc thi 'Tôi yêu du lịch Ninh Bình' tìm kiếm những đại sứ du lịch

Cuộc thi "Tôi yêu du lịch Ninh Bình" tìm kiếm những đại sứ du lịch

(CLO) Cuộc thi "Tôi yêu du lịch Ninh Bình" lần thứ 3 năm 2024 là một trong những hoạt chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Đời sống văn hóa
Các họa sĩ nhí nhận giải thưởng vẽ tranh về Điện Biên Phủ

Các họa sĩ nhí nhận giải thưởng vẽ tranh về Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 5/5, Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hà Nội.

Đời sống văn hóa