Người dân Sri Lanka không thể mua thịt gà, sữa, xăng vì khủng hoảng kinh tế

Thứ sáu, 04/03/2022 06:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sri Lanka đang ở đỉnh điểm của một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Tình trạng đang trở nên trầm trọng hơn do sự sụp đổ của ngành du lịch sau đại dịch Covid.

Hàng hoá cơ bản thành… xa xỉ phẩm

Trong những tuần gần đây, Shamla Laxman, 54 tuổi, thường thức dậy lúc bình minh hoặc thức đến đêm khuya. Người phụ nữ này cố gắng săn lùng một món hàng trở nên hiếm hơn cả bụi vàng ở thủ đô thương mại Colombo của Sri Lanka trong những tuần gần đây: những gói sữa bột.

nguoi dan sri lanka khong the mua thit ga sua xang vi khung hoang kinh te hinh 1

Người dân xếp hàng mua bình gas ở Colombo khi đất nước thiếu hụt nhu yếu phẩm. (Nguồn: Ishara S Kodikara / AFP/Getty Images).

Laxman, người đang chăm sóc một gia đình 7 người trong ngôi nhà nhỏ của cô cho biết: “Những ngày này, bạn không thể tìm thấy nó, và khi bạn tìm thấy nó trong một cửa hàng thì giá của nó thực sự đắt đỏ, cao gấp đôi hoặc gấp ba lần đến nỗi tôi không thể mua được nó cho gia đình mình”.

Thịt gà, từng là lương thực chính, giờ đã trở thành một mặt hàng xa xỉ sau khi giá tăng gấp đôi. Laxman cho biết: “Tất cả các mặt hàng cơ bản của chúng tôi đã trở nên gần như không thể chi trả được. Ngày nào tôi cũng lo sợ ngày mai tôi không thể nuôi sống gia đình mình”.

Sri Lanka, một hòn đảo ngoài khơi cực nam của Ấn Độ, đang ở giữa một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất đối với đất nước kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1948.

Trong tháng gần đây, giá lương thực đã tăng chóng mặt, tiếp tục xảy ra tình trạng khan hiếm các mặt hàng thiết yếu, rau quả cũng như xuất hiện ngày càng nhiều những hàng dài xe cộ bên ngoài các trạm xăng dầu do khan hiếm xăng dầu.

Tuần này, việc cắt điện hàng ngày kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ bắt đầu được áp dụng trên toàn quốc và các cảnh báo đã được đưa ra rằng nguồn nước cũng có thể sớm bị gián đoạn.

nguoi dan sri lanka khong the mua thit ga sua xang vi khung hoang kinh te hinh 2

Một đứa trẻ học bài bên cạnh ngọn nến tại nhà trong thời gian cắt điện ở Biyagama, ngoại ô thủ đô Colombo. (Nguồn: Ishara S Kodikara / AFP / Getty Images).

Tuần trước, hai tàu chở dầu diesel và một tàu chở dầu nhiên liệu đã đậu ở cảng nhưng lượng hàng hóa thiết yếu này không được đưa vào nước vì chính phủ không có đô-la để chi trả. Cuối tuần qua, Gemunu Wijeratne, Chủ tịch Hiệp hội Chủ sở hữu xe buýt tư nhân Lanka, cảnh báo rằng xe buýt không được cung cấp đủ xăng để tiếp tục hoạt động và các tuyến hành trình đã bị rút ngắn.

Wijeratne nói: “Nếu điều này tiếp tục, giao thông công cộng sẽ sụp đổ và nền kinh tế sẽ đi vào bế tắc".

Nhiều người cho rằng đây là một cuộc khủng hoảng đã kéo dài hơn một thập kỷ nhưng ngày càng trầm trọng hơn do sự ảnh hưởng của đại dịch cũng như các chính sách kinh tế của chính phủ hiện tại, do tổng thống Gotabaya Rajapaksa, người lên nắm quyền vào cuối năm 2019.

Việc các chính phủ liên tiếp đã vay trái phiếu chính phủ với lãi suất cao, cùng với hàng tỷ khoản vay từ các nước bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản đã khiến Sri Lanka phải trả nợ nước ngoài cao ngất ngưởng. Nó đã hoạt động với thâm hụt thương mại 6 tỷ đô la, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, và đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tốn kém.

Ahilan Kadirgamar, một nhà kinh tế chính trị và giảng viên cao cấp tại trường đại học Jaffna, cho biết: “Chúng tôi đã chi tiêu vượt quá khả năng của mình trong nhiều năm”.

Khi đại dịch xảy ra, Sri Lanka mất đi nguồn thu ngoại tệ quan trọng từ du lịch, và việc cắt giảm thuế của chính phủ đồng nghĩa với việc dòng thu nhập liên bang bị giảm sút nghiêm trọng. Trong 2 năm qua, lạm phát đã tăng mạnh, dự trữ ngoại hối giảm 70% và lệnh cấm hoàn toàn không đúng đối với phân bón đã làm tê liệt ngành trồng trọt, dẫn đến tình trạng thiếu trái cây và rau quả thường xuyên.

Sri Lanka hiện đang nợ 15 tỷ USD trái phiếu nước ngoài, với 7 tỷ USD nợ trong năm nay và khoản nợ 1 tỷ USD được yêu cầu trả ngay sau tháng 6, tất cả phải được trả bằng đồng đô-la. Nhưng với dự trữ ngoại hối ở mức thấp nhất trong nhiều năm và xếp hạng kinh tế của đất nước ở top cuối, hầu như không còn lại đồng đô-la nào và nhiều người lo ngại đất nước này sắp vỡ nợ. “Tình hình ở đây rất ảm đạm”, ông Kadirgamar nói.

Tác động đến từng người dân, từ giàu đến nghèo

Có thể thấy rõ tác động của tình trạng này đến cuộc sống hàng ngày của người dân, từ thu nhập thấp nhất đến giàu nhất đất nước.

Nishan Shanaka, 40 tuổi, là một kỹ sư xây dựng ở Colombo nhưng hiện người đàn ông này còn làm lái xe kéo tự động vào buổi tối và cuối tuần vì mức lương không đủ chi phí ăn uống và học hành của con cái. Shanaka mô tả cuộc đấu tranh của gia đình mình chỉ đủ tiền mua bột mì và bánh mì và cho biết giờ đây gia đình họ đang sống sót nhờ những loại rau rẻ tiền.

Shanaka cho biết: “Chi phí của tất cả mọi thứ hiện nay quá cao, ngay cả một chiếc kẹo bơ cứng thì tôi cũng không có tiền để mua. Giá nhiên liệu cao đang ảnh hưởng đến mọi thứ, con gái tôi thậm chí không thể đi xe buýt đến trường vì nhà nước không còn đủ khả năng để vận hành chúng nữa”.

Thangarasa Vathani, 48 tuổi, chủ một cửa hàng may mặc và vải, cho biết cô đã phải đóng cửa một trong những xưởng may của mình và cho một số nhân viên thôi việc. Một số ít người còn lại hiện đang làm việc tại nhà của cô, nhưng Vathani lo ngại rằng cô sẽ không thể thuê họ thêm nữa.

“Người dân ở đây náo loạn quá, không biết ngày mai sẽ ra sao. Những người có đủ khả năng đang gửi con cái của họ ra nước ngoài nhưng không phải tất cả chúng tôi đều có đủ tiền để làm điều đó”, Vathani nói.

Đổ lỗi cho Chính phủ

Cuộc khủng hoảng đã và đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp.

Lawrence Wilson điều hành một nhà máy sản xuất mì mang lại lợi nhuận “khủng” nhưng đã phải cắt giảm sản xuất vì nguồn nguyên liệu cần thiết bị thiếu hụt.

Wilson, người đã dành nhiều đêm cố gắng tìm nơi để đổ xăng xe cho biết: “Tình hình ở đây thật tồi tệ và nó chỉ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Thực phẩm hoặc các đồ mua tại tạp hóa từng có giá 2.000 rupee Sri Lanka giờ có giá 5.000 rupee. Tôi không biết làm thế nào mà những người có thu nhập thấp hơn có thể sống sót”.

“Tôi đổ lỗi cho Chính phủ này. Tôi làm việc chăm chỉ tại một nhà máy may mặc cung cấp cho các thương hiệu nước ngoài như Nike, Victoria\'s Secret và Lulu Lemon. Chúng tôi mang lại thu nhập tốt từ nước ngoài vào Sri Lanka, nhưng Chính phủ đã lãng phí tất cả bằng những chính sách tồi. Đó là khoảng thời gian khủng khiếp đối với đất nước này ”, Shanaka, người đã bỏ phiếu cho Thủ tướng Rajapaksa, nói.

Sơn Tùng (Theo The Guardian)

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô