Người đoạt giải thưởng văn học danh giá của Nhật Bản xác nhận sử dụng ChatGPT

Thứ hai, 22/01/2024 20:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi tác giả Rie Kudan giành được một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất Nhật Bản, cô thừa nhận mình đã nhận được sự trợ giúp từ trí tuệ thông minh nhân tạo (AI): công cụ ChatGPT.

Xác nhận trong một cuộc họp báo, tác giả nói rằng khoảng 5% cuốn sách “The Tokyo Tower of Sympathy” (tạm dịch: Tháp đồng cảm ở Tokyo) được các thành viên ủy ban giải thưởng ca ngợi là “gần như hoàn hảo” - là do AI tạo ra từng chữ một.

“Tôi dự định tiếp tục thu lợi từ việc sử dụng AI trong việc viết tiểu thuyết của mình, đồng thời để khả năng sáng tạo của mình được thể hiện một cách trọn vẹn nhất”, người phụ nữ 33 tuổi vừa được trao Giải Akutagawa cho tác phẩm hư cấu hay nhất, cho biết.

nguoi doat giai thuong van hoc danh gia cua nhat ban xac nhan su dung chatgpt hinh 1

Tác giả Rie Kudan trong họp báo hôm 17/1 - Ảnh: CNN

Cuốn tiểu thuyết "Tháp đồng cảm ở Tokyo" xoay quanh những tình huống khó xử của một kiến trúc sư được giao nhiệm vụ xây dựng một nhà tù cao tầng tiện nghi ở Tokyo, nơi phục hồi những kẻ vi phạm pháp luật và lấy AI làm chủ đề.

Nhà văn trẻ Kudan cho biết, trong cuộc sống của mình, cô sẽ hỏi ý kiến ChatGPT về những vấn đề mà cô cảm thấy không thể nói với ai. “Khi AI không nói những gì tôi mong đợi”, cô nói, đồng thời cũng chia sẻ rằng “đôi khi tôi phản ánh cảm xúc của mình qua lời thoại của nhân vật chính”.

Tác giả Rie Kudan không phải là nghệ sĩ đầu tiên gây tranh cãi bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, vào thời điểm mà nhiều nhà sáng tạo cảm thấy sinh kế của họ bị công nghệ đe dọa.

Năm ngoái, nhiếp ảnh gia Boris Eldagsen có trụ sở tại Berlin đã rút khỏi Giải thưởng Nhiếp ảnh Thế giới của Sony sau khi tiết lộ tác phẩm đoạt giải của anh ở hạng mục ảnh sáng tạo được tạo ra bằng công nghệ.

Trong khi đó, các tác giả như George R. R. Martin, Jodi Picoult và John Grisham đã tham gia một vụ kiện tập thể chống lại OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT, vào năm ngoái, nói rằng họ đã sử dụng tác phẩm có bản quyền trong khi đào tạo hệ thống của mình để tạo ra nhiều phản hồi giống con người hơn.

Hơn 10.000 tác giả, bao gồm các nhà văn, tiểu thuyết gia như James Patterson, Roxane Gay và Margaret Atwood, đã ký một bức thư ngỏ kêu gọi các nhà lãnh đạo ngành AI nhận được sự đồng ý từ các tác giả khi sử dụng tác phẩm của họ để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn - và đền bù công bằng cho họ khi thực hiện điều đó.

Nhà văn và thành viên ủy ban giải thưởng Keiichiro Hirano đã chia sẻ trên mạng xã hội X (trước đây gọi là Twitter), rằng hội đồng tuyển chọn không coi việc sử dụng AI của Kudan là một vấn đề.

''Có vẻ như câu chuyện tác phẩm đoạt giải thưởng của Rie Kudan đã bị hiểu nhầm. Nếu bạn đọc sách, bạn sẽ thấy AI là chủ thể được đề cập trong sách. Cách sử dụng AI trong viết lách có thể dẫn đến một số vấn đề nhưng đó không phải là trường hợp của cuốn Tokyo Sympathy Tower'', ông Hirano nói.

Nhưng trong khi một số người trên mạng xã hội bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng AI một cách sáng tạo của Kudan và cho biết giờ đây họ quan tâm hơn đến tác phẩm của cô ấy, thì những người khác lại cho rằng điều đó là “thiếu tôn trọng” đối với những tác giả khác đã viết mà không có sự trợ giúp của công nghệ.

Rie Kudan, 33 tuổi, hiện sống ở tỉnh Chiba, Nhật Bản. Năm 2021, cô thắng giải Literary World Newcomer Award với tiểu thuyết đầu tay Warui Ongaku (Bad Music). Ngoài gắn bó AI trong hoạt động sáng tạo, tác giả thường tâm sự những suy nghĩ khó nói với công cụ này. Đôi khi, phản hồi của ChatGPT truyền cảm hứng cho các cuộc đối thoại được cô sử dụng trong các tác phẩm của mình.

Giải thưởng Akutagawa do Kan Kikuchi, biên tập viên tạp chí Bungei Shunjuu (Văn nghệ Xuân Thu) thành lập năm 1935, mục đích tưởng nhớ tác giả người Nhật Ryunosuke Akutagawa (1892-1927). Giải tổ chức hai lần trong năm để trao cho tác phẩm văn học hay nhất, thường là tiểu thuyết ngắn, được xuất bản trên báo hoặc tạp chí của một tác giả mới hoặc đang lên. Akutagawa cùng Naoki Sanjugo là những giải thưởng văn học uy tín bậc nhất Nhật Bản.

Anh Thư (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Điện ảnh QĐND tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Điện ảnh QĐND tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Điện ảnh Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) từ ngày 3-6/5/2024 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (số 17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Giải trí
'Lật mặt 7: Một điều ước' của Lý Hải thu gần 50 tỷ đồng sau 2 ngày

'Lật mặt 7: Một điều ước' của Lý Hải thu gần 50 tỷ đồng sau 2 ngày

(CLO) Bộ phim "Lật mặt 7: Một điều ước" của đạo diễn Lý Hải đã thu về 47,5 tỷ đồng sau hai ngày công chiếu. Doanh thu trên đã bao gồm tiền thu được từ suất chiếu sớm.

Giải trí
Gần 300 ứng viên tham dự cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

Gần 300 ứng viên tham dự cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

(CLO) Sáng 27/4, tại Hà Nội, cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024 chính thức khởi động nhằm tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh, góp phần quảng bá đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng.

Giải trí
Phim của Mai Thu Huyền sắp rời rạp vì không có suất chiếu

Phim của Mai Thu Huyền sắp rời rạp vì không có suất chiếu

(CLO) Theo người sáng lập đơn vị thống kê phòng vé độc lập Box Office Vietnam, trong ngày 26/4, bộ phim "Đóa hoa mong manh" của Mai Thu Huyền chỉ còn 5 suất chiếu trên cả nước và có thể sẽ rời rạp với doanh thu hơn 400 triệu đồng.

Giải trí
Huỳnh Võ Hoàng Sơn đại diện Việt Nam thi nam vương quốc tế 2024

Huỳnh Võ Hoàng Sơn đại diện Việt Nam thi nam vương quốc tế 2024

(CLO) Á vương Huỳnh Võ Hoàng Sơn sẽ có mặt để dự thi tại Ayuttaya, Bangkok, Thái Lan từ ngày 18/5 tới 27/5. Anh được đơn vị nắm bản quyền lựa chọn tại chương trình Road to Manhunt Vietnam 2024 (Nam vương quốc tế) với sự tranh tài của hơn 50 hồ sơ gửi về.

Giải trí