Người làm báo phải có tự trọng nghề nghiệp

Thứ năm, 29/09/2016 07:00 AM - 0 Trả lời

Trong đời sống báo chí sôi động như hiện nay, có không ít nhà báo dũng cảm, sẵn sàng dấn thân, không quản ngại vất vả thậm chí sự nguy hiểm đến tính mạng để tìm tòi, giới thiệu những gương mặt điển hình, những người tốt, việc tốt hay điều tra, đi tới tận cùng sự thật, góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ lẽ phải cũng như góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

(NB&CL) Trong đời sống báo chí sôi động như hiện nay, có không ít nhà báo dũng cảm, sẵn sàng dấn thân, không quản ngại vất vả thậm chí sự nguy hiểm đến tính mạng để tìm tòi, giới thiệu những gương mặt điển hình, những người tốt, việc tốt hay điều tra, đi tới tận cùng sự thật, góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ lẽ phải cũng như góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Bên cạnh đó, cũng không khó để nhận thấy một bộ phận không nhỏ người làm báo đang dần đánh mất đi niềm tin của xã hội. Hiện tượng nhà báo, cơ quan báo thông tin sai sự thật, thiếu trách nhiệm, không kiểm chứng, chụp giật, thiếu khách quan, thổi phồng sự thật và bóp méo sự thật không còn là chuyện hiếm. Hàng ngày, mở báo in hay vào Internet có thể tiếp cận được rất nhiều… hoang tin hay những… tin vịt được chính thống hóa từ mạng xã hội. Ngay cả những cơ quan truyền thông lớn, đài quốc gia (cả tiếng nói và truyền hình) cũng không ít lần bị chỉ trích hoặc phải đính chính, xin lỗi vì đưa tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, dàn dựng thông tin.

Đáng nói là, hiện nay, nhiều tờ tạp chí in cũng tham gia sản xuất tin, bài trên mạng. Dù nhiều tờ tạp chí mạng, trang mạng hoạt động không giấy phép hoặc không đúng tôn chỉ, mục đích nhưng vẫn chưa bị xử lý kịp thời hoặc xử lý chưa đủ sức răn đe nên ít nhiều cũng gây bức xúc cho dư luận, đặc biệt là các cơ quan hoạt động đúng pháp luật. Việc người làm báo ở một số cơ quan tạp chí đi điều tra, phê bình với thái độ kẻ cả, bề trên, thiếu tôn trọng các cá nhân, tổ chức đã để lại nhiều tai tiếng, ảnh hưởng đến các nhà báo khác trong quá trình tác nghiệp.

Quan ngại hơn là hiện tượng nhà báo lạm quyền và cửa quyền ngày càng gia tăng. Rồi việc nhà báo lợi dụng nghề nghiệp, danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí, lợi dụng vị trí và công việc của mình để vụ lợi cá nhân, kiếm chác cho riêng mình và làm trái pháp luật. Nhân danh chống tham nhũng, tiêu cực; mạnh mồm rao giảng về “bàn tay sạch” nhưng một số nhà báo đã không ngại “bán mình cho quỷ”, “ra giá”, “mặc cả” với đối tượng, “đâm thuê, chém mướn”… càng khiến cho những cái nhìn thiếu thiện cảm, mất lòng tin của xã hội về nghề báo nhiều hơn…

Gần đây, bởi nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan, đã có những nhà báo, cơ quan báo chí bị xử phạt, bị thu thẻ hay thậm chí đình bản, đình chỉ hoạt động là những tín hiệu khả quan cho thấy, bên cạnh việc kêu gọi nhà báo coi trọng đạo đức nghề nghiệp chung chung thì những chế tài cụ thể của pháp luật sẽ ít nhiều đưa nền báo chí hoạt động chuyên nghiệp hơn, đúng định hướng hơn.

Và, nói gì thì nói, một nền báo chí sẽ thực sự cách mạng, thực sự vì nhân dân nếu những nhà báo, những người làm báo hoạt động trong lĩnh vực của mình biết coi trọng nghề nghiệp, biết tự trọng nghề nghiệp.

Còn thì, với các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là Hội Nhà báo Việt Nam - tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo - cần xây dựng những quy định cụ thể hơn về đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam để vừa phát huy được bản chất cách mạng, dám xả thân của nền báo chí do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và bồi dưỡng; vừa hạn chế được những mặt trái, những tiêu cực mà xã hội đang tác động hàng ngày, hàng giờ vào quá trình tác nghiệp của mỗi người làm báo.

                                            Đỗ Công Định (Phó Tổng Biên tập, Thư ký Chi hội Nhà báo Báo Thanh tra)

 

Tin khác

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn