Người Mỹ phải bỏ việc vì chi phí chăm sóc trẻ vọt tăng

Thứ hai, 20/03/2023 06:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Kể từ đại dịch Covid-19 nổ ra từ 3 năm trước, nhiều người Mỹ có thu nhập thấp đã phải ngậm ngùi bỏ việc vì thiếu người chăm sóc trẻ em và giá dịch vụ đắt đỏ.

Theo ước tính từ Bank of America, có khoảng 380.000 người Mỹ đang trong độ tuổi làm việc chính (từ 25 đến 54 tuổi) đã bỏ công việc từ cuối năm ngoái. Ngân hàng cho rằng, hai nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả này là do thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em có chất lượng và giá cả phải chăng.

Ước tính, số khách hàng trả tiền chăm sóc trẻ em vào cuối năm 2022 ít hơn 7% so với đầu năm 2020. Sự sụt giảm này xảy ra mặc dù số lượng việc làm ở Mỹ đã tăng khoảng 2% kể từ tháng 2/2020, WSJ dẫn tin.

nguoi my phai bo viec vi chi phi cham soc tre vot tang hinh 1

Kaylee Farnes cho biết số tiền chăm sóc trẻ em sẽ ngốn hết số tiền lương trước đây của cô, vì vậy cô đã ngừng làm việc và ở nhà. Ảnh: WSJ.

Anna Zhou, một nhà kinh tế tại Viện Ngân hàng Hoa Kỳ, bộ phận nghiên cứu của ngân hàng cho hay: “Việc tìm bảo mẫu chăm sóc trẻ em với mức giá phải chăng là một vấn đề lớn. “Một số người dân Mỹ có thu nhập thấp không đủ khả năng chi trả đã phải nghỉ việc để ở nhà”.

Trong khi đó, hầu hết những người lao động trong độ tuổi trưởng thành đã ngừng hoặc rời bỏ công việc có thu nhập thấp, điển hình là trong lĩnh vực nhà hàng và bán lẻ. Ước tính, có khoảng 74% lao động bỏ việc thuộc hai nhóm thu nhập thấp nhất theo phân phối thu nhập, trong khi 6% những người có thu nhập cao nhất cũng quyết định nghỉ làm.

Chủ yếu, những người lao động nghỉ việc là những người đã nhận được tiền lương bằng cách nhận tiền trực tiếp trong ít nhất 6 tháng vào năm 2019, nhưng không còn nhận được chúng vào quý cuối cùng của năm 2022.

Ngay cả khi nhiều nhà tuyển dụng “đỏ mắt” tìm ứng viên, nhiều bậc cha mẹ không thể chi tiền thuê dịch vụ chăm sóc con của họ.

Trong tháng này, việc thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em sẵn có đang cản trở thị trường lao động ở nhiều nơi trên cả nước. Một cuộc khảo sát của Cục điều tra dân số được thực hiện vào giữa tháng 2 cho biết 4,9 triệu người đã nghỉ việc vì chăm sóc con cái không đi nhà trẻ, gần như không thay đổi so với một năm trước đó, cho thấy những thách thức dai dẳng ngay cả khi ảnh hưởng của đại dịch giảm dần.

Việc thiếu bảo mẫu trông trẻ kết hợp với việc nghỉ hưu sớm và những lo lắng kéo dài về bệnh tật là yếu tố khiến số người Mỹ giảm tìm việc làm, góp phần đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong 53 năm vào đầu năm 2023. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao lên 3,6% trong tháng Hai.

Báo cáo của Viện Ngân hàng Hoa Kỳ cho biết nhiều người Mỹ lớn tuổi đã ngừng làm việc trong thời kỳ đại dịch, nhiều khả năng họ đã nghỉ hưu.

Tuy nhiên, những người lao động trẻ cũng ngừng nhận lương trong những năm gần đây, bao gồm khoảng 11% thế hệ X, những người sinh từ khoảng năm 1965 đến 1980, và khoảng 13% thế hệ thiên niên kỷ, sinh từ năm 1981 đến 1996, theo báo cáo.

Khi Kaylee Farnes, 32 tuổi, phát hiện ra mình đang mang song thai, cô đã tính toán rằng việc trả tiền chăm sóc con để cô có thể quay lại công việc tiếp tân sẽ tiêu tốn toàn bộ tiền lương của mình.

Cô Kaylee chia sẻ: “Tôi thà ở nhà còn hơn là trả tiền cho ai đó để trông chừng lũ trẻ, vì nếu đi làm sẽ không có dư”.

Một cuộc khảo sát của trang web liên quan đến sức khỏe Everyday Health Group cho thấy 22% cha mẹ đã chuyển công việc hoặc giảm giờ làm để chuẩn bị đón em bé đầu lòng.

Asahi Pompey, chủ tịch của Quỹ Goldman Sachs và lãnh đạo của công ty cho biết: “Đó chỉ là một phép toán: Nếu nhân viên của các doanh nghiệp nhỏ không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng, họ có thể phải giảm giờ làm hoặc nghỉ việc. Tình hình này thường dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với người lao động, bao gồm giảm thu nhập, giảm tiết kiệm và nợ nần chồng chất”.

Theo Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ người trưởng thành tham gia lực lượng lao động hoặc đang tìm kiếm việc làm đạt 62,5% trong tháng 2, gần bằng một điểm phần trăm dưới mức trước đại dịch là 63,3% vào tháng 2/2020.

Điều đó cho thấy “chăm sóc trẻ em là một trở ngại cơ cấu lâu dài hơn đối với việc tham gia lực lượng lao động,” Nick Bunker, một nhà kinh tế tại trang web việc làm cho biết. “Cân bằng cuộc sống và công việc là một vấn đề lớn nằm ngoài những gì chúng ta đã thấy trong vài năm qua”.

Lê Na (Theo WSJ)

Bình Luận

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp