Người trẻ mất ngủ: Hậu họa khó lường

Thứ hai, 14/10/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, có khoảng 25% người trẻ (tuổi 18-30) thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu ngủ và mất ngủ. Đây là một con số đáng báo động bởi mất ngủ sẽ tàn phá sức khỏe và sức lao động của con người và rộng hơn sẽ gây tác động xấu lên toàn xã hội.

Tình trạng báo động về mất ngủ người trẻ hậu họa

Tại một phòng khám thần kinh, anh M.T (29 tuổi, nhân viên kinh doanh) đến gặp bác sĩ trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, đôi mắt thâm quầng và trũng sâu. Anh buồn rầu cho biết, dạo gần đây, mỗi đêm anh chỉ chợp mắt được vài giờ, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ tỉnh giấc giữa đêm, sáng dậy đều rất thèm ngủ nhưng không thể nên rất đau đầu, mệt mỏi khi bắt đầu ngày làm việc mới. 

Thời điểm giấc ngủ không yên của anh cũng tương đồng với giai đoạn bắt tay vào dự án mới đây, khi những áp lực doanh số, đòi hỏi từ phía khách hàng khiến đầu óc anh “căng” như dây đàn, không yên khi nằm ngủ và cảm giác như muốn “nổ tung”.

Tình trạng thiếu ngủ khiến người trẻ khó tập trung vào học tập

Tình trạng thiếu ngủ khiến người trẻ khó tập trung vào học tập

Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, có khoảng 25% người trẻ (tuổi 18-30) thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn. Đặc biệt, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng và có thể trở thành “đại dịch” nếu mỗi người không ý thức ngăn ngừa những hậu quả nguy hiểm và tìm cách “hóa giải” kịp thời.

Theo các nghiên cứu, mỗi người trưởng thành cần ngủ trung bình 7-8 tiếng. Đặc biệt, giấc ngủ cũng cần “đủ chất”, tức là ngủ liền mạch, sâu giấc, sáng dậy tỉnh táo, sảng khoái, yêu đời.

Lối sống hiện đạiKẻ phá hoại giấc ngủ

Nếu mất ngủ ở người lớn tuổi thường bắt nguồn từ quá trình lão hóa, thì với người trẻ, căn nguyên mất ngủ thường có tính “thời đại” hơn.

Vào ban đêm, giới trẻ thường có thói quen “dính chặt” với các thiết bị điện tử để chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội, chat chít tán gẫu với bạn bè. Chính những thói quen này làm “phá bĩnh” giấc ngủ người trẻ, khiến họ tuy muốn ngủ nhưng lại cố gắng thức để làm bạn với thiết bị công nghệ, để sau đó "quá giấc" rồi trằn trọc khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, mệt mỏi khi thức dậy, người lờ đờ, mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, khó tập trung học tập, làm việc vào sáng hôm sau…

Đặc biệt, tuổi trẻ còn là độ tuổi của sự nghiệp, khát khao chinh phục, họ có trong mình vô vàn căng thẳng, áp lực muốn thể hiện bản thân, ước vọng thành công và vô tình những stress đó khiến họ khó đi vào giấc ngủ.

Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM, khi gặp nhiều căng thẳng, stress, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh quá mức các gốc tự do. Não bộ lại là nơi tiêu thụ nhiều oxy, dùng nhiều năng lượng nhất cơ thể nên gốc tự do “tập kết” ở đây nhiều hơn hẳn các cơ quan khác. Không những thế, khả năng chống gốc tự do của não bộ lại rất kém (chỉ bằng 1/10 so với gan) nên rất dễ bị tổn thương. 

“Khi gốc tự do sản sinh ra ngày càng nhiều, chúng sẽ liên tục tấn công vào thành mạch máu não, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não và gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là mất ngủ.” - PGS.TS Vũ Anh Nhị nhấn mạnh.

Mất ngủ thường xảy ra ở giới trẻ, tuy nhiên thái độ chủ quan không tìm cách cải thiện đúng đắn, mất ngủ có thể trở thành mãn tính, gây nhiều hệ lụy khó lường. Một công bố gần đây trên Tạp chí Neuroscience (Mỹ) cho thấy, mất ngủ kéo dài sẽ làm não teo đến 25%. Việc ngủ ít hơn 5 giờ một đêm sẽ khiến cơ thể sớm suy kiệt, mất tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc… Đặc biệt, nếu người trẻ bị mất ngủ liên tục, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên gấp 8 lần so với người bình thường. 

Chặn đứng gốc tự do, bảo vệ trí não

Gốc tự do chính là “thủ phạm” tàn phá não bộ, gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở người trẻ. Vì vậy, chặn đứng sự tấn công của gốc tự do, tăng cường máu lên não để lấy lại giấc ngủ sinh lý… là mục tiêu được giới chuyên môn quan tâm bên cạnh các giải pháp bên ngoài như cải thiện lối sống, sinh hoạt...

Qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra 2 hoạt chất quý Anthocyanin, Pterostilbene có trongBlueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) có khả năng chống gốc tự do mạnh mẽ và vượt trội.

OTiV mang lại giấc ngủ tự nhiên và bền vững cho người sử dụng

OTiV mang lại giấc ngủ tự nhiên và bền vững cho người sử dụng

Với hai hoạt chất có trọng lượng phân tử nhỏ nên dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, giúp trung hòa các gốc tự do được sản sinh ra trong quá trình hoạt động của bộ não. Nhờ đó, Blueberry sẽ giúp giảm xơ vữa, ngừa huyết khối, tăng cường máu và dưỡng chất lên não, phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, khi Blueberry kết hợp với Ginkgo Biloba sẽ giúp giảm stress, giảm đau đầu hiệu quả và từ đó giấc ngủ sẽ được cải thiện cả về “chất” và “lượng”.

PGS.TS Vũ Anh Nhị cũng khuyến cáo thêm, người trẻ khi lên giường nên giải tỏa những căng thẳng, tạo tinh thần thoải mái nhất. Đặc biệt, trước giờ ngủ không nên dùng các chất kích thích (như trà, cà phê, rượu bia) hay ngồi “ôm” máy tính, điện thoại liên tục. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động thường xuyên cũng góp phần cải thiện giấc ngủ.

Khi có một giấc ngủ đúng “chất” và đủ “lượng”, nó sẽ là chiếc “chìa khóa vàng” mở lối thành công cho người trẻ: giúp tinh thần đầy sảng khoái, trí não phát huy tối đa tính sáng tạo, xử lý công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. 

X

Xem thêm video: giải pháp chống gốc tự do, cải thiện mất ngủ, đau đầu, tăng cường trí nhớ

Báo Công luận

TH

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe