Nguy cơ chuyển tiền ra nước ngoài bằng ví điện tử

Chủ nhật, 20/12/2020 14:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi ví điện tử liên kết với các kho ứng dụng như: App Store, Google Play, Huawei AppGallery…cho phép người dùng thanh toán, mua bán các sản phẩm ảo, đồng nghĩa với việc sẽ mang đến những nguy cơ về rửa tiền, chuyển tiền ra nước ngoài.

Bài liên quan

Nguy cơ từ việc ví điện tử đang cho thanh toán cả...game "lậu"

Vừa qua, Công an TP. Hà Nội vừa phá được chuyên án “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Theo đó đã phát hiện phương thức, thủ đoạn của các đối tượng nhằm chuyển gần 30 nghìn tỷ đồng từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép.  Bên cạnh những điểm ghi nhận về chiến công xuất sắc của Công an TP. Hà Nội, cũng cho thấy hiện các tội phạm thời gian tới sẽ có vô vàn phương thức, thủ đoạn nhằm rửa tiền, chuyển tiền trái phép ra nước ngoài.

Nhận định về vấn đề này, một số chuyên gia về tài chính cho biết thêm, một trong những phương pháp “thời 4.0” hiện nay chính là sử dụng các game online chưa được cấp phép tại Việt Nam. Theo đó, các đối tượng bằng phương thức “nạp tiền” thông qua ví điện tử để mua những sản phẩm ảo trên các game “lậu”, và tiền sẽ được chuyển thẳng đến các đơn vị phát hành game mà Việt Nam không kiểm soát được.

Đơn cử như gần đây ví điện tử Momo đã cho phép người dùng thanh toán trên 3 kho ứng dụng lớn nhất thế giới hiện nay là: Huawei AppGallery, Google Play và App Store. Người dùng có thể thanh toán, mua bán cả với những game lậu. Đây là lỗ hổng lớn cần được kiểm soát chặt, nếu không sẽ tạo ra nguy cơ lớn với nền kinh tế.

Một quảng cáo của Ví Momo cho phép thanh toán trên kho ứng dụng ApppGallery của Huawei

Một quảng cáo của Ví Momo cho phép thanh toán trên kho ứng dụng ApppGallery của Huawei

Dùng ví điện tử chuyển tiền trái phép thế nào?

Theo Luật An ninh mạng, các doanh nghiệp nước ngoài bắt buộc phải đặt máy chủ dữ liệu tại Việt Nam và các game online phải đăng ký và được cấp phép mới được phát hành. Điều này nhằm quản lý nội dung các game online đúng các quy định, cũng như giúp Việt Nam không bị thất thu thuế.

Như thông tin báo Nhà báo & Công luận đã đăng tải trong bài viết: “Ví điện tử Momo “tiếp tay” cho game “lậu” hoành hành tại Việt Nam”, cho thấy ví điện tử Momo cho phép người chơi game có thể nạp tiền vào các game “lậu” mua các vật phẩm ảo thông qua các kho ứng dụng. Bên cạnh việc không kiểm soát các game có thể nạp tiền là game “lậu”, các chuyên gia cho rằng, rất có thể các đối tượng sẽ sử dụng ví điện tử để chuyển tiền trái phép ra nước ngoài bằng hình thức “nạp tiền vào game lậu”.

Cụ thể là ví dụ nếu một đối tượng muốn chuyển tiền sang nước ngoài hiện nay vô cùng khó, vì cơ quan an ninh sẽ kiểm soát rất chặt. Nhưng nếu sử dụng thông qua ví điện tử sẽ như thế nào?

Bước 1: Các đối tượng sẽ thành lập hoặc mua lại một công ty làm về Game tại nước ngoài.

Bước 2: Lập trình tạo ra những game online, có những vật phẩm hoặc “tiền trong game” để người chơi có thể mua.

Bước 3: Đăng ký và đưa lên các kho ứng dụng

Bước 4: Các đối tượng tại Việt Nam sẽ tải game này về và “chơi”. Trong quá trình đó sẽ “mua” các sản phẩm ảo bằng Ví điện tử.

Bước 5: Tiền game thủ nạp sẽ chuyển thẳng vào tài khoản của công ty game đặt tại nước ngoài.

Bước 6: Tiền sẽ được rút ra và đã được "rửa sạch" bằng "lợi nhuận" của công ty game online.

Điển hình của phương thức này chính là trong thời gian qua ồ ạt nở rộ các game online về cờ bạc trực tuyến. Các game này cho phép người chơi nạp tiền bằng đủ mọi cách từ nạp thẻ cào, ví điện tử và cả nhắn tin thông qua các nhà mạng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nguồn tiền từ Việt Nam đã tìm được đủ mọi “con đường” có thể chuyển qua các game online và hoàn toàn được “rửa sạch” khi trở thành “lợi nhuận” của công ty game đặt tại nước ngoài.

Để quản lý hoạt động của các đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trong đó có ví điện tử), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Theo đó đã quy định rõ, đối với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, việc nạp tiền vào ví điện tử, rút tiền ra khỏi ví điện tử của khách hàng phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng. Nhưng bằng hình thức “nạp game” như hiện nay, người chơi hoàn toàn có thể “thanh toán” để chuyển tiền bằng cách “lách luật” mà không cần qua ngân hàng để kiểm soát.

Người dùng có thể dùng Ví Momo để

Người dùng có thể dùng Ví Momo để "mua" các sản phẩm "ảo" trong các game "lậu"

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh), Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán quy định việc sử dụng ví điện tử như sau: Việc nạp tiền vào ví điện tử phải thực hiện từ: Tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ ví điện tử) tại ngân hàng; Nhận tiền từ ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở; Khách hàng được sử dụng ví điện tử để: Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; Chuyển tiền cho ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở; Rút tiền ra khỏi ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ ví điện tử) tại ngân hàng.

Nghiêm cấm việc sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; nghiêm cấm việc thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử... Do đó việc các ví điện tử cho phép thanh toán các game khi chưa được cấp phép tại Việt Nam là sai với quy định hiện hành.

Trước thực trạng này, các chuyên gia về tài chính rất e ngại khi ví điện tử hoạt động như hiện nay nếu không được kiểm soát chặt, dễ tạo ra các lỗ hổng để rửa tiền, chuyển tiền trái phép ra nước ngoài.

Gia Nguyên

Tin khác

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

(CLO) Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

(CLO) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm