Vĩnh Long:

Nguy cơ khó lường từ việc khai thác cát sông

Thứ năm, 14/03/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tình hình sạt lở tại ĐBSCL những năm gần đây diễn biến khó lường. Tại tỉnh Vĩnh Long, đoạn sông Tiền cách TP. Vĩnh Long chỉ vài km, việc khai thác cát hoàn toàn có thể đe dọa an toàn của cầu Mỹ Thuận, “xóa sổ” cù lao Đồng Phú - nơi được mệnh danh là “túi cá miền Tây”.

Nhấn chìm “túi cá miền Tây”, đe dọa cầu Mỹ Thuận

Chiều 11/3, chúng tôi có mặt tại khu vực hạ lưu sông Tiền, gần cầu Mỹ Thuận, ghi nhận có 2 sáng cạp loại lớn đang múc cát từ lòng sông lên các xà lan. Các sáng cạp này kết thúc công việc vào khoảng 18h cùng ngày.

Từ khu vực gần cầu Mỹ Thuận, đi về hướng cù lao Đồng Phú (xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long), phóng viên tiếp tục bắt gặp ít nhất 4 sáng cạp đang múc, hút cát dưới lòng sông chuyển lên các xà lan đợi sẵn.

Về việc khai thác cát trên sông Tiền, theo thông tin từ Sở TNMT tỉnh Vĩnh Long, chỉ riêng khu vực gần cầu Mỹ Thuận có mỏ cát trữ lượng lên đến 14 triệu mét khối. Tuy nhiên, địa phương không cấp giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân nào trong phạm vi khu vực cấm của cầu Mỹ Thuận (theo quy hoạch là 1km - PV).

Bãi tập kết vật liệu xây dựng ven sông tại TP. Vĩnh Long.

Bãi tập kết vật liệu xây dựng ven sông tại TP. Vĩnh Long.

Người dân tại địa phương cho biết, mặc dù chính quyền cấm khai thác cát gần khu vực cầu Mỹ Thuận, tuy nhiên tình hình khai thác cát lậu lại rất phức tạp, bởi cát gần khu vực cầu Mỹ Thuận là cát sạch, không nhiễm bùn nhiều, bán có giá hơn… Đáng ngại hơn, việc khai thác cát gần hành lang an toàn cầu Mỹ Thuận phát sinh nguy cơ cây cầu dây văng huyết mạch trên Quốc lộ 1A nối ĐBSCL với TP.HCM này sẽ bị “hổng chân” trong tương lai gần, nếu không có sự tính toán, kiểm soát chặt chẽ, kịp thời.

Nguy cơ với cầu Mỹ Thuận còn ở “thì tương lai”, thì sự tồn tại của cù lao Đồng Phú rộng hơn 100ha, là bãi bồi giữa sông Tiền, hình thành tự nhiên do cát và phù sa bồi đắp trải qua hàng trăm năm, có thể gọi là… “tính từng ngày”.

Theo quan sát của chúng tôi, hiện bờ bao khu vực cù lao Đồng Phú đang sạt lở nghiêm trọng, nhiều công trình nhà xưởng có giá trị lớn của người dân trên cù lao đang thay nhau trôi xuống sông Tiền, khiến “túi cá miền Tây” nhộn nhịp năm xưa giờ như hoang đảo.

Cù lao Đồng Phú bị sạt lở nghiêm trọng, nhà cửa, nhà xưởng chìm dần xuống sông Tiền.

Cù lao Đồng Phú bị sạt lở nghiêm trọng, nhà cửa, nhà xưởng chìm dần xuống sông Tiền.

Cát tặc lộng hành trên sông Cổ Chiên

Việc khai thác cát trái phép trên các tuyến sông chảy qua tỉnh Vĩnh Long không phải tới bây giờ mới “nóng”, mà báo chí, dư luận đã phản ánh liên tục trong nhiều năm qua, nhưng việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý “cát tặc” vẫn chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Từ tháng 12/2018, từ tin báo của người dân, chúng tôi đã có mặt tại sông Cổ Chiên – tỉnh Vĩnh Long để ghi nhận tình hình cát tặc lộng hành, khi luôn có hàng chục xà lan ngang nhiên hút cát lậu một cách rầm rộ; một số cửa hàng vật liệu xây dựng ven bờ sông cũng đưa vòi ra sông hút thẳng cát lên cửa hàng;…

“Không thấy chúng sợ chính quyền hay lực lượng chức năng đâu. Có lần dân nhắc, họ còn thách thức: Tụi bây muốn kêu ai thì kêu! Nhiều lúc chúng còn ném gạch đá vào người dân khi dân phản ứng với việc hút cát lậu…”, một người dân dẫn đường nói với PV.

Cù lao Đồng Phú bị sạt lở nghiêm trọng, nhà cửa, nhà xưởng chìm dần xuống sông Tiền.

Cù lao Đồng Phú bị sạt lở nghiêm trọng, nhà cửa, nhà xưởng chìm dần xuống sông Tiền.

Tới thời điểm hiện nay, dù báo chí, dư luận liên tục phản ánh, các nhóm “cát tặc” vẫn ngang nhiên hoạt động. Từ đó, ngoài việc tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tình trạng sạt lở bờ sông, sụt lún, gây hư hại nhà/công trình hai bên sông, trong đó có các công trình giao thông quan trọng,... càng thêm báo động.  Đó là chưa kể nguy cơ đe dọa an toàn giao thông đường thủy, mất an ninh trật tự tại địa phương do việc khai thác cát lậu gây ra.

Trước đó, chia sẻ với báo chí, PGS-TS Lương Văn Thanh, Q. Viện trưởng Viện Kỹ thuật biển cho rằng việc khai thác cát không đúng quy định sẽ ảnh hưởng đến cầu Mỹ Thuận. “Khi khai thác cát quá mức sẽ tạo ra những hố sâu dưới lòng sông. Phải mất một thời gian dài những hố này mới được bồi đắp nhờ dòng chảy. Trong thời gian ngắn, những hố sâu này sẽ lấy vật liệu ở bờ để bồi đắp, lâu ngày ở bờ sẽ xuất hiện hàm ếch. Những chỗ có khai thác cát sẽ sạt lở bờ rất nhanh…”, TS Lương Văn Thanh nói.

Ninh Giang - Bửu Huỳnh

Tin khác

Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

(CLO) Phát hiện đám cháy bên trong cửa hàng FPT ở Gò Vấp (TP.HCM), các nhân viên cùng người dân nỗ lực dập tắt đám cháy nhưng bất thành. Rất may không có thương vong về người.

Đời sống
Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

(CLO) Khi tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn, ông T. đã ký vào biên bản và đi ra ngoài, sau đó leo lên thùng xe Cảnh sát giật nắp bình xăng, châm lửa chiếc xe máy.

Đời sống
Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Độc đáo, Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên tổ chức tại mép nước bãi tắm Công viên nước Đại Dương (phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long) với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn. Sự kiện diễn ra vào 20h ngày 28/4.

Đời sống
Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống