Nguyễn Nhược Pháp – Không chỉ có “Chùa Hương”

Thứ sáu, 09/11/2018 14:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 9/11, tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là một cơ hội hiếm hoi để những người yêu văn chương hiểu thêm về một nhà thơ tài hoa nhưng yểu mệnh, hiểu thêm Nguyễn Nhược Pháp không chỉ là một nhà thơ mà ông còn có một gia tài về truyện ngắn, phê bình và kịch.

Báo Công luận
 Tọa đàm về nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Ảnh: Tử Hưng.

Nhân dịp này, Nhà xuất bản Phụ nữ cũng cho ra mắt cuốn “Hoa một mùa” – là tập hợp các tác phẩm của Nguyễn Nhược Pháp. “Hoa một mùa” gồm có 3 truyện ngắn (Tình trẻ thơ, Mẹ và con, Bức thư), 6 vở kịch (Một chiều chủ nhật, Khỏi nấc, Sầm Sơn, Bữa cơm, Người học vẽ, Người lao), 10 bài thơ (Chùa Hương, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Mỵ Châu, Giếng Trọng Thủy, Tay ngà, Mỵ Ê, Một buổi chiều xuân, Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống, Đi cống, Mây) và 10 bài phê bình bằng tiếng Pháp (về Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, truyện Vua Hàm Nghi, Đời mưa gió, Bài thơ Vần và điệu, Sân khấu kịch đương thời...).

Báo Công luận
 Hai cha con Nguyễn Văn Vĩnh - Nguyễn Nhược Pháp. Trang bìa báo Trung Bắc Chủ nhật - 1944. Ảnh chụp lại từ tư liệu.

Nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết, tên của tập sách là “Hoa một mùa” nhưng thật ra, nhìn nhận về di sản của Nguyễn Nhược Pháp, nhất là thơ ca, thì có thể nói rằng nó là “Hoa tứ quý” – thứ hoa nở bốn mùa. Nhà thơ Vũ Quần Phương nói, ông được biết đến thơ Nguyễn Nhược Pháp từ thời mới đi học. Đặc sắc thơ của Nguyễn Nhược Pháp được tích tụ vào hai bài thơ “Chùa Hương” và “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.

“Nguyễn Nhược Pháp là một tài năng chín sớm. Ông rất giỏi về tâm lý, dù là ở trong thơ, văn hay kịch. Phê bình văn học của ông cũng rất hiền hậu, dù có phê bình nhưng cũng là phê bình bằng cái cười ý nhị, đánh vào sự xấu hổ của người ta mà không cần nặng nề, căng thẳng”, nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ.

Tập “Hoa một mùa” có 3 truyện ngắn đều đi sâu khai thác tâm lý nhân vật. 2 truyện in báo Tinh hoa năm 1937, 1 truyện khác là di cảo. Tuy vậy, sức hút trong truyện không đậm như kịch, phát hiện được những tinh tế trong tâm lý. Còn đối với mảng phê bình văn học, tôi cho chúng chỉ là những ghi chép trên đường văn chương. Vừa nhạy cảm, vừa thẳng thắn. Vừa tranh luận, vừa ôn tồn mà lại mỉa mai một cách rất “lễ phép”.

Báo Công luận
 Nguyễn Nhược Pháp năm 1924 tại số nhà 13 Thụy Khuê. Ảnh tư liệu.

Tiến sĩ Chu Văn Sơn giải thích cái tên của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp như sau: Ông Nguyễn Văn Vĩnh thường đặt tên con cái theo các sự kiện lớn của thời cuộc. Vào năm 1914, năm mà nước Pháp bị suy yếu trước nước Đức. Nhân việc ấy mà Nguyễn Văn Vĩnh đặt tên con mình là Nguyễn Nhược Pháp

Nguyễn Nhược Pháp sống trong thời kỳ mà nhiều văn nghệ sĩ tài hoa nhưng yểu mệnh. Nguyễn Nhược Pháp chết năm 24 tuổi. Thơ của Nguyễn Nhược Pháp có số lượng ít. Nhưng rất may quy luật nghệ thuật là quy luật về chất lượng”, Tiến sĩ Chu Văn Sơn nói.

Nói về thơ của Nguyễn Nhược Pháp, Tiến sĩ Chu Văn Sơn cho biết: Nguyễn Nhược Pháp có sở trường phục dựng các lễ hội vui tươi và ngộ nghĩnh. Nếu theo phân loại bây giờ thì có thể coi Nguyễn Nhược Pháp như một người mở màn cho dòng văn học thiếu nhi. Câu chuyện trong thơ của Nguyễn Nhược Pháp giống như cách dựng lại hoạt cảnh, mà nhà văn, nhà báo, nhà giáo Ngô Văn Giá có một từ rất hay để nói về Nguyễn Nhược Pháp là “anh nhi” – một người già dặn có tâm hồn trẻ thơ.

Tiến sĩ Đỗ Anh Vũ, một người đồng hành trong buổi tọa đàm nhận xét: “Chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi nhận xét của Hoài Thanh về Nguyễn Nhược Pháp là có giọng điệu tươi vui. Bài “Chùa Hương” là một cái bóng quá lớn. Nhưng ấn tượng của tôi về Nguyễn Nhược Pháp là một nỗi buồn, nỗi xót xa. Ông mất rất sớm, ra đi ở tuổi 24. Những cảm xúc não nùng và buồn thương xuất hiện xuyên suốt nhiều tác phẩm của ông và thật ra cũng cần đặt câu hỏi là: Cảm hứng vui tươi hay buồn bã là cảm hứng chính của Nguyễn Nhược Pháp?

Báo Công luận
 "Hoa một mùa" - tập hợp toàn bộ các sáng tác của Nguyễn Nhược Pháp. Ảnh: V.H.

Tại cuộc tọa đàm, nhiều người tham dự cũng đã có những nhận xét, bình luận cho thấy dù đã gần một thế kỷ trôi qua, Nguyễn Nhược Pháp vẫn có một sức hút đặc biệt với những người yêu văn chương, nghệ thuật.

Tập sách “Hoa một mùa” sẽ là một tư liệu quý cho những người yêu và muốn tìm hiểu về Nguyễn Nhược Pháp.

Tử Hưng

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa