Nhà báo chiến sỹ báo Quốc phòng Thủ đô: Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ trên "trận tuyến Covid -19"

Thứ bảy, 02/05/2020 10:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phát huy tinh thần nhà báo chiến sỹ, trong thời gian qua nhiều nhà báo phóng viên báo Quốc phòng Thủ đô đã nỗ lực khắc phục khó khăn, trách nhiệm với từng tin bài, hoàn thành nhiệm vụ được giao.


Trong những năm qua, nhiều nhà báo phóng viên báo Quốc phòng Thủ đô đã thông tin kịp thời, đầy đủ, toàn diện về đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của Thủ đô. Các sự kiện lớn của thủ đô được cập nhật thường xuyên, liên tục bằng các bài viết, hình ảnh đã để lại ấn tượng trong lòng độc giả.

Vừa là chiến sỹ vừa là phóng viên, họ luôn bám theo nhịp sống Thủ đô Hà Nội, hình ảnh người chiến sỹ mang trang phục của Quân đội nhân dân tác nghiệp với máy quay, máy ảnh dần quen thuộc với nhiều đồng nghiệp và bạn đọc, thậm chí có mặt ở những điểm nóng, nguy hiểm.

Xung phong đi đầu trong công tác tuyên truyền chống dịch

Vừa qua thành phố Hà Nội chạy đua với thời gian để phòng chống dịch Covid-19, hạn chế đến mức thấp nhất người bệnh lây nhiễm trên địa bàn. Các đơn vị quân đội thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô đã huy động lực lượng và có mặt ở hầu hết những nơi được gọi là ổ dịch, tâm dịch để thực hiện nhanh chóng các biện pháp khoanh vùng.

Luôn đồng hành cùng với những chiến sỹ của Bộ Tư lệnh Thủ đô anh em phóng viên, nhà báo Quốc phòng Thủ đô cũng không quản ngại ngày, đêm đi đầu trong mặt trận tuyên truyền phòng chống dịch. Họ làm việc có trách nhiệm, thông tin kịp thời chính xác, sinh động hoạt động chống dịch góp phần giúp người dân có được cái nhìn bao quát, chính xác về việc triển khai phòng chống dịch của các lực lượng quân đội.

Phóng viên Phạm Bạt Luân tác nghiệp trong một khu vực được phong tỏa.

Phóng viên Phạm Bạt Luân tác nghiệp trong một khu vực được phong tỏa.

Phóng viên Phạm Bạt Luân, một trong những phóng viên năng động của báo Quốc phòng Thủ đô. Từ những ngày đầu Hà Nội thực hiện cách ly những người từ vùng dịch, khi có bệnh nhân đầu tiên, cho đến quá trình điều trị, những sự kiện đó đều được phóng viên Phạm Bạt Luân ghi lại và thông tin kịp thời.

Tác nghiệp nhiều nơi, có mặt ở hầu hết các điểm nóng, ổ dịch nhưng dành nhiều thời gian và nhiều kỷ niệm nhất là lần tác nghiệp ở khu cách ly Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô (thị xã Sơn Tây). Hơn một tuần lễ ở cùng các cán bộ, chiến sĩ anh càng thấu hiểu hơn những khó khăn vất vả sự hi sinh của các chiến sỹ trong khu cách ly.

Phạm Bạt Luân cho biết: Hôm đó vào 9h tối một ngày cuối tháng 3, khoảng 500 người là công dân từ vùng dịch về nước, họ được chuyển về Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô để cách ly. Mọi hoạt động phục vụ ăn, ở, sinh hoạt, lấy mẫu xét nghiệm đều được anh ghi nhận lại. Thời điểm đó hình ảnh ở trong khu cách ly còn hiếm. Để phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, Đài Truyền hình Việt Nam đã xin lại những hình ảnh đó để phát sóng trên các chương trình.

Phỏng vấn nhiều nhân vật, nhưng anh còn nhớ nhất là lần phỏng vấn một công dân lớn tuổi từ Cộng hoà Liên bang Đức trở về nước. Nhận thấy đây là nhân vật nói rất hay về chính sách đón những người con xa quê trở về nước, anh đã tiếp cận phỏng vấn. Nhưng sau khi xong, nhân vật này nói là ở bên Đức đã có triệu chứng ho, nhức đầu, sổ mũi...về nước được các đơn vị đưa cách ly về đây. Vì vậy anh cho biết, khi xong cảnh quay anh đã phải thực hiện khử trùng toàn thân để đảm bảo an toàn.

Hình ảnh phóng viên báo Quốc phòng Thủ đô tác nghiệp sản xuất tin bài.

Hình ảnh phóng viên báo Quốc phòng Thủ đô tác nghiệp sản xuất tin bài.

Những ngày hôm sau anh trở về cơ quan để thực hiện dựng hình ảnh, anh tự ý thức và không ra ngoài, chủ yếu ăn mỳ tôm và bánh mì ở phòng.

Anh chia sẻ: “Rất may mắn là 2 lần xét nghiệm kết quả sau đó nhân vật này đều có kết quả âm tính, lúc đó tôi mới thở phào nhẹ nhõm để tiếp tục lên đường tác nghiệp”.

Xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sỹ báo chí trong lòng nhân dân

Thông thường những phóng viên báo Quốc phòng Thủ đô có lợi thế hơn chút là được thực hiện những cảnh quay ở khu vực mà các phóng viên khác khó có thể tiếp cận. Đó có thể là khu vực đang có cháy nổ, nơi đang tiêu độc khử trùng có tính nguy hiểm...

Tuy nhiên bản chất của vấn đề không chỉ đơn thuần là tác nghiệp, đối với cán bộ báo Quốc phòng Thủ đô, đó còn là nhiệm vụ, làm sao phải hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Anh Nguyễn Việt Dũng, là một trong những người lính trên mặt trận thông tin của báo. Từ sự kiện lũ rừng ngang ở Chương Mỹ, cháy rừng ở Sóc Sơn đến vụ cháy công ty Rạng Đông... anh đều có mặt thông tin kịp thời, chính xác mặc dù điều kiện thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy.

Anh chia sẻ: “Mình đã bước vào hàng ngũ quân đội, mọi nhiệm vụ dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng hoàn thành và hoàn thành thật tốt”.

Với tinh thần chống dịch như "chống giặc”, anh kể lần nhớ nhất là anh cùng đồng đội tác nghiệp ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh. "Khi đó, tôi luôn có mặt sớm để ghi lại những hình ảnh bên trong khu phong tỏa, thực hiện cảnh quay cán bộ chiến sỹ Binh chủng Hóa học đang tiêu độc khử trùng, công việc bắt đầu từ 8h tối đến 2h sáng mới kết thúc”.

Luôn đi cùng các chiến sỹ quân đội và tác nghiệp ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.

Luôn đi cùng các chiến sỹ quân đội và tác nghiệp ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.

Chia sẻ về cảm giác tác nghiệp ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như vậy, anh cho biết rằng, được gia đình, đồng đội trong đơn vị động viên nên anh luôn sẵn sàng đi làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó là cơ quan trước đó đã tổ chức tập huấn, rèn luyện dựa trên các phương án được xây dựng từ trước, nên điều kiện tác nghiệp dù khắc nghiệt tới đâu anh cũng tự tin.

Lực lượng phóng viên báo Quốc phòng Thủ đô có khoảng 30 cán bộ, chiến sỹ, dù quân số còn ít, nhưng họ đều tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền trong các sự kiện lớn của Thủ đô. Trong đại dịch vừa qua, một lần nữa phẩm chất độ đội cụ Hồ được lại được phát huy, những thông tin chính thống được đưa kịp thời, mang lại niềm tin cho nhân dân.

Ngoài phục vụ đăng tải trên báo Quốc phòng Thủ đô, các tác phẩm báo chí của họ còn được đăng tải trên các báo chí Trung ương và Hà Nội. Ít ai biết được rằng, đằng sau những tác phẩm đó cán bộ báo Quốc phòng Thủ đô đã phải đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí mất cả tháng trời để sáng tạo.

Thủ đô Hà Nội đến nay cơ bản đã phần nào khống chế được dịch bệnh, đời sống đang dần trở lại nhịp thường ngày, nhưng đọng lại với người dân thủ đô và độc giả là những con người thầm lặng, những nhà báo chiến sỹ báo Quốc phòng Thủ đô tận tụy và trách nhiệm.

Lê Anh

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(NB&CL) Báo chí không chỉ đồng hành cùng công cuộc bảo vệ Tổ quốc, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, ngay trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo