Nhà đầu tư F0 “đổ tiền” vào thị trường chứng khoán

Thứ hai, 08/06/2020 19:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp, những nhà đầu tư F0 này thực sự "mạnh về gạo, bạo về tiền". Họ là những con người thông minh, không phải bà bán xôi, anh xe ôm... tham gia thị trường thời 2007.

Sức bật từ những "lá phiếu" thông qua EVFTA?

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch 8/6 đóng cửa với chỉ số VN-Index tăng 13,7 điểm (1,55%) lên 899,92 điểm. Cùng với sự bứt phá mạnh về điểm số, thanh khoản thị trường cũng tăng vọt với khối lượng khớp lệnh trên sàn Hose đạt 509 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 7.200 tỷ đồng.

nha dau tu

Theo thống kê cho thấy khối lượng khớp lệnh Hose trong phiên 8/6 là con số lớn nhất từ trước tới nay của thị trường chứng khoán Việt Nam - vượt 14% so với kỷ lục cũ 445 triệu cổ phiếu khớp lệnh trong phiên 25/1/2018.

Trong đó, các cổ phiếu khớp lệnh nhiều nhất là ROS (44,4 triệu cổ phiếu), HQC (24,8 triệu cổ phiếu), FLC (22,3 triệu cổ phiếu), HPG (17,1 triệu cổ phiếu), STB (17 triệu cổ phiếu)…

Nếu xét về giá trị khớp lệnh, con số gần 7.200 tỷ đồng trong phiên 8/6 dù là kỷ lục từ đầu năm 2020 tới nay nhưng vẫn kém khá xa giai đoạn quý 1/2018 với hàng loạt phiên khớp lệnh quanh ngưỡng 8.000 tỷ đồng. Thậm chí trong phiên 25/1/2018, giá trị khớp lệnh Hose lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Nhưng nếu xét về thanh khoản Hose đã lên mặt bằng mới với những phiên khớp lệnh từ 5.000 đến 7.000 tỷ là không còn xa lạ. Việc thanh khoản thị trường tăng vọt trong thời gian gần đây có đóng góp không nhỏ từ dòng tiền của những nhà đầu tư mới - Nhà đầu tư F0.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) tại ngày 31/5/2020, đã có hơn 2,5 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tăng 30.808 tài khoản so với cuối tháng 4.

Trong đó, tài khoản nhà đầu tư trong nước tăng 34.037 đơn vị, lên mức hơn 2,47 triệu tài khoản. Đáng chú ý, lượng mở mới của nhà đầu tư cá nhân là 33.953 đơn vị (thấp hơn mức 7% so với con số mở mới của tháng 4) lên 2,46 triệu tài khoản.

Như vậy, chỉ trong 3 tháng (3, 4 và 5), lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới đã lên đến con số 102.427 đơn vị.

Tuy nhiên, không chỉ có dòng tiền từ "nhà đầu tư F0" mới tham gia đỡ thị trường trong bối cảnh khối ngoại bán ròng mà còn có dòng tiền từ chính các doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua vào lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, sự góp mặt của các quỹ ETFs mới như VFMVN Diamond ETF hay SSIAM VNFin Lead ETF với tổng quy mô hơn 1.000 tỷ đồng cũng góp phần nâng đỡ thị trường trước áp lực bán ròng mạnh từ khối ngoại.

Sang tháng 6, dòng vốn ngoại đang có nhiều tín hiệu khởi sắc khi họ đã giảm bán ròng, thậm chí một số quỹ ETF ngoại như VNM ETF, Premia MSCI Vietnam ETF sau giai đoạn bị bán tháo mạnh mẽ đã dần hút vốn trở lại.

Nhưng có lẽ, thông tin Quốc hội bấm nút thông qua Hiệp định thương mại tự do EVFTA và EVIPA - hai hiệp định có giá trị lớn nhất từ trước tới nay mới là “động lực” chính để nhà đầu tư F0 “yên tâm” đổ tiền vào thị trường.

Thị trường sẽ tăng đến bao giờ?

Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp, có một trường phái trên thị trường chứng khoán là rất hay "đoán đỉnh". Đoán đỉnh để làm gì? Để thỏa mãn "sự giỏi" của bản thân, nhưng bản chất sâu xa là sự sợ hãi.

Sợ thị trường sập bất thình lình, không kịp thoát ra. Sợ mất lãi mà đã tốn bao công sức mới có. Cá nhân tôi cũng sợ hãi không kém các bạn. Nhưng bên cạnh nỗi sợ mất tiền, tôi còn sợ mất cơ hội. Thực sự mất cơ hội hay mất tiền tôi đánh giá ngang nhau.

Nhà kinh tế học nổi tiếng Paul Krugman đã từng nói: Thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế. Bất chấp sự thật dịch bệnh đang và sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng thị trường gần như "miễn nhiễm" với tin xấu. Điều này lý giải bởi lý do cơ bản nhất: kênh đầu tư.

Quả đúng như vậy, bạn có tiền, bạn sẽ làm gì? Không có thể loại "Cash is King". King nào chịu nổi nhu cầu chi tiêu của con người? Xã hội phải chi tiêu, có nghĩa là phải đầu tư.

Vậy đầu tư vào đâu? Trái phiếu thì như Krugman đã nói, tỷ suất quá thấp. Còn Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam thì 90% là huy động sai mục đích, tính rủi ro mất tiền, sập, là rất cao.

Còn đầu tư vào vàng cũng là một lựa chọn, nhưng vàng chỉ là 1 mã, không có sự đa dạng. Còn bất động thì pháp lý còn nhiều bất cập, thanh khoản thấp, cũng không thể hấp dẫn trong thời gian này.

Ông Điệp khẳng định, chính sự "sợ hãi" không có gì ăn, không có gì chi tiêu trong tương lai, đã đẩy dòng tiền vào chứng khoán. Cho dù các số liệu hiện tại, tương lai quý III, thậm chí quý IV/2020, có thể xấu, nhưng “niềm tin” vào sự phục hồi của kinh tế, vào những giải pháp của FED, của Chính phủ là động lực chính để nhà đầu tư “đổ tiền” vào chứng khoán.

Nền kinh tế càng yếu, càng bị ảnh hưởng do dịch bệnh, chính sách "bơm tiền", hạ lãi suất càng mạnh và kéo dài. Tiền sẽ chảy nhiều hơn vào thị trường chứng khoán.

Chỉ trong 3 tháng gần nhất, có hơn 100.000 tài khoản chứng khoán mở mới. “Nhà đầu tư F0” này thực sự "mạnh về gạo, bạo về tiền". Họ là những con người thông minh, không phải bà bán xôi, anh xe ôm... tham gia thị trường thời 2007.

Một yếu tố nữa để một số nhà đầu tư sợ khi tiếp tục mua cổ phiếu, đó là yếu tố giá. Họ sợ giá cao, dư dịa tăng không còn nhiều. Nhưng chứng khoán không phải là buôn rau dưa, giá được xác định bởi cung cầu. Rẻ hay đắt chỉ là tương đối. Nếu xét các chỉ số cơ bản toàn thị trường như P/E, P/B, thì chứng khoán Việt Nam vẫn còn khá rẻ. Cho nên, việc các tổ chức đang mua vào, không phải là vô lý.

Ngọc An

Tin khác

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm
Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô