Nhà đầu tư PPP: Cách nào thoát khỏi “bước đường cùng”?

Thứ năm, 10/09/2020 09:51 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khi nhà đầu tư trong quá trình Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) mất khả năng cân đối tài chính, thậm chí đối mặt với nguy cơ nhảy nhóm nợ thì việc dừng cấp tín dụng của ngân hàng đối với dự án là điều dễ hiểu.

Vậy làm thế nào để Nhà đầu tư không bị dồn vào bước đường cùng trong quá trình thực hiện dự án PPP cũng như thực hiện đúng tiến độ cam kết?

Thu phí 100 năm cũng không thể hoàn vốn

Đó là nhận định của ông Lưu Quốc Khánh - Phó Giám đốc Công ty TNHH BOT Phú Hà tại Toạ đàm “Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư” tổ chức ngày 8/9 vừa qua.

Nhà đầu tư BOT cầu Việt Trì - Ba Vì bộc bạch, dự án cầu Việt Trì đưa vào thu phí từ tháng 4/2019 nhưng đến nay so với phương án tài chính ban đầu thì doanh thu chỉ đạt 20-30%. Mức doanh thu này không đủ để nhà đầu tư duy trì hoạt động và chỉ đủ trả lãi vay.

Báo Công luận

Theo nhà đầu tư, doanh thu cầu Việt Trì - Ba Vì giảm là do lưu lượng xe phân lưu với cầu Hạc Trì nên không đúng với dự báo lưu lượng. “Với lưu lượng và phương án tài chính thu phí như hiện nay thì 100 năm nữa dự án cũng không thể hoàn được vốn. Do vậy chúng tôi đề xuất Nhà nước mua lại một phần để hỗ trợ dự án vì hiện nay nhà đầu tư rất bế tắc”, đại diện Công ty TNHH Phú Hà nói.

Chung số phận, ông Phan Văn Thắng - Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư Đèo Cả cho rằng, hình thức hợp đồng dự án BOT được ký kết giữa nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước. Nhưng khi dự án gặp rủi ro, nhà đầu tư khó khăn thì Nhà nước lại không thực hiện đúng cam kết.

Cụ thể, tại dự án hầm đường bộ Đèo Cả, Nhà nước cam kết hỗ trợ vốn ngân sách hơn 5.000 tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn còn 1.180 tỷ đồng ngân sách vẫn chưa giải ngân hỗ trợ như cam kết. Thực tế này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm phát sinh thêm lãi vay tín dụng... Trong quá trình thực hiện dự án BOT, việc Nhà nước thay đổi cơ chế chính sách đã làm ảnh hưởng đến hợp đồng ký kết với nhà đầu tư, đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn, vị này nhấn mạnh.

Điển hình tại dự án Hầm Đèo Cả, trạm thu phí La Sơn - Túy Loan đã được Chính phủ chấp thuận sử dụng hoàn vốn cho dự án. Bộ GTVT đã ký hợp đồng triển khai dự án với nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến nay khi nhà đầu tư cơ bản hoàn thành dự án thì Bộ GTVT lại đơn phương kiến nghị Chính phủ không tổ chức thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan gây rủi ro cho nhà đầu tư và ngân hàng cấp tín dụng… Dù nhà đầu tư đã nhiều lần báo cáo và yêu cầu thực hiện thu phí theo hợp đồng dự án đã ký với Bộ GTVT nhưng đến nay vẫn chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết, Tổng Giám đốc Đèo Cả thừa nhận.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, đây cũng là thực trạng chung của đa số nhà đầu tư tham gia PPP. Và để “chống chọi” với tình trạng này, thời gian qua các doanh nghiệp đã phải thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo nguồn tài chính nhằm duy trì vận hành các công trình thông suốt, an toàn. Tuy nhiên, các khó khăn vướng mắc kéo dài chưa được cơ quan chức năng giải quyết triệt để dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn, nguồn thu, phá vỡ phương án tài chính gây rủi ro cho nhà đầu tư và ngân hàng tín dụng. Đến nay, quá trình chờ đợi giải quyết kéo dài, do nguồn lực của nhà đầu tư có hạn nên không thể duy trì bù đắp thâm hụt, có nguy cơ phải dừng khai thác. Từ đó, dẫn đến nguy cơ nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng. Một số công trình đang đầu tư có thể không hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu.

Trước thực trạng này, ông Phạm Thái Lai - Trưởng phòng Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) nhìn nhận, nguyên nhân dự án PPP giao thông khó thu hút vốn tín dụng xuất phát từ vướng mắc của các dự án BOT giao thông trước đây và khả năng trả nợ chưa bảo đảm nên ngân hàng e ngại cho vay. Dự án không được thực hiện tăng giá theo lộ trình, hỗ trợ từ vốn Nhà nước không đủ, dự án cũ không được chuyển tiếp khi thay đổi chính sách theo hướng có lợi hơn...

Còn ông Trần Văn Thế - Phó Chủ tịch Hiệp hội VARSI cho rằng, một trong những vướng mắc của các dự án BOT giao thông trước đây và khả năng trả nợ chưa bảo đảm nên các nhà tài trợ vốn như các ngân hàng e ngại cung cấp tín dụng. Bên cạnh đó, các dự án này không được thực hiện theo lộ trình tăng giá, hỗ trợ vốn từ Nhà nước chưa đúng như cam kết, thậm chí nhiều dự án cũ không được chuyển tiếp khi thay đổi chính sách theo hướng có lợi hơn...

Chủ tịch Varsi cũng thừa nhận: “Hợp đồng đã cam kết phải thực hiện, nhưng hiện nay việc chia sẻ rủi ro cũng chưa rõ ràng do không được áp dụng với các dự án đã có chủ trương đầu tư, kể cả cao tốc Bắc – Nam”.

Mong Nhà nước làm đúng “hợp đồng”

Ở góc độ là một trong những nhà hoạch định chính sách, ông Trần Văn Thế - Phó Chủ tịch Hiệp hội VARSI cho rằng, nếu xác định ưu tiên thu hút khu vực tư nhân đầu tư vào hạ tầng thì Nhà nước cần có chính sách đi kèm để tạo nguồn vốn.

Trong trường hợp không huy động được vốn tín dụng từ ngân hàng, có thể tháo gỡ bằng chính sách, ví dụ như cho phép phát hành trái phiếu công trình được Nhà nước bảo lãnh, vì Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền, sẽ bảo đảm phương án tài chính cho nhà đầu tư…, ông Thế chia sẻ.

Còn ông Phạm Thái Lai đến từ VCCI nhìn nhận, sự ra đời của Luật PPP thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về tạo điều kiện thu hút vốn xã hội hóa vào dự án PPP. Trong luật đã có cơ chế giải quyết với khung pháp lý mạnh mẽ hơn về những vấn đề nhà đầu tư lo ngại như thay đổi chính sách, cam kết thực hiện hợp đồng... Việc ban hành Luật PPP mới là bước ban đầu, cần chặng đường nữa để cụ thể hóa chính sách, hướng đến tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.

Bàn về vấn đề này, ông Đinh Văn Tiếp – Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phương Nam cho biết, đích thân ông khi đi làm việc với nhà tài trợ tín dụng thì nhận được câu trả lời là các ngân hàng không muốn đưa nhà đầu tư BOT vào nợ xấu nhưng việc này cần phải được Chính phủ đồng ý.

“Nợ xấu về khách quan là do Nhà nước không thực hiện cam kết trong hợp đồng khi yêu cầu không được tăng phí theo lộ trình, giảm phí. Doanh nghiệp này mong Varsi có ý kiến lên Chính phủ để ngân hàng không đưa vào nợ xấu, đồng thời xem xét chọn thời điểm phù hợp để tăng phí theo lộ trình”, ông Tiếp kiến nghị.

Ngoài ra, đại diện doanh nghiệp này kiến nghị thêm, các cơ quan chức năng, Chính phủ có giải pháp bằng văn bản chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước sát sao vấn đề nêu trên, tránh ảnh hưởng đến tương lai nhà đầu tư PPP.

Còn ông Văn Thành Tâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp theo 3 phương án, trong đó: bằng nguồn ngân sách để bù cho phần âm lãi vay vì không đủ doanh thu trả lãi; Nhà nước mua lại dự án hoặc chia sẻ rủi ro.

Báo Công luận

Đại diện Công ty xây dựng 501 kiến nghị, đề nghị Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan như cho phép điều chỉnh lãi suất cho vay vốn theo quy định tại thông tư 88/2018 đối với tất cả các dự án đã triển khai. Đồng thời có phương án hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư để bù vào phần thiếu hụt doanh thu do các nguyên nhân khách quan như lưu lượng không đảm bảo theo phương án tài chính ban đầu, giảm lưu lượng do dịch Covid-19, trạm không thể hoạt động do chống phá vi phạm pháp luật…

Riêng về lãi suất vay vốn trong thời gian xây dựng phải xây dựng trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn của 4 ngân hàng thương mại nhà nước.

Chung tiếng nói, đa số các nhà đầu tư PPP đều kiến nghị các cơ quan chức năng cần sớm giải quyết các cam kết, tồn tại cũ của các dự án BOT đã triển khai, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp lý bình đẳng và phù hợp với thực tiễn.

Ông Trần Chủng - Chủ tịch Varsi cho biết, sẽ tập hợp ý kiến các nhà đầu tư và đề xuất lên các bộ liên quan giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư.

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh xã hội hóa để phát huy tiềm năng, huy động nhiều nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, phát triển hạ tầng giao thông là một điển hình. Theo đó, ngày 18/6/2020 Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư PPP và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Khánh Vân

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp