Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời ở tuổi 69

Thứ ba, 20/04/2021 21:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thông tin từ gia đình, chiều nay 20/4, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời vào tại nhà riêng, hưởng thọ 69 tuổi.

Hiện nguyên nhân về sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vẫn chưa được xác nhận chính xác.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, chiều 20/4, ông có lịch làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam, nhưng gần đến giờ vẫn không thấy ông xuất hiện, êkíp không liên lạc được với ông. Người thân đến nhà mới khoảng 15h, phát hiện ông qua đời trong phòng riêng.

Thông tin nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời khiến bạn bè và người hâm mộ vô cùng bàng hoàng.

Nhà thơ Hữu Việt đau buồn gửi lời tiễn biệt nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: "Đây có lẽ là bức ảnh cuối cùng của người anh yêu quý! Bất ngờ và đột ngột quá! Thêm một nhà thơ lớn về tài năng và tuyệt vời về nhân cách đã nằm xuống".

hoang-cam

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm sinh năm 1952 ở Hà Nội. Ông là con trai nhạc sĩ Hoàng Giác. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông thi đỗ vào Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (khóa 16).

Năm 1971, Hoàng Nhuận Cầm cùng bạn bè đồng khóa trong Khoa Ngữ văn đã tình nguyện nhập ngũ, khoác ba lô ra trận. Ông đã sống và chiến đấu ở những mặt trận ác liệt nhất, trong đó có mặt trận Trị Thiên - Huế.

Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng với các bài thơ tình gắn với học sinh, sinh viên, được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích như: Chiếc lá buổi đầu tiên, Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu...

Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn được biết đến vai trò sáng tác kịch bản phim, trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đêm hội Long Trì, Hà Nội mùa Đông năm 46, Mùi cỏ cháy. Ông từng tham gia đóng phim và được yêu mến với vai bác sĩ Hoa Súng trong chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài THVN.

Trong suốt sự nghiệp thơ ca của mình, ông từng đoạt giải của Báo Văn nghệ năm 1972-1973. Ở vai trò biên kịch, ông cũng từng được trao giải Biên kịch xuất sắc cho kịch bản phim Mùi cỏ cháy của LHP Việt Nam lần thứ 17 và giải Cánh diều năm 2011.

Khánh Ngọc

Tin khác

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

(CLO) Hà Nội sẽ đề xuất, xây dựng hồ sơ trình UNESCO để “Phở” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đời sống văn hóa
Hơn 10 vạn lượt khách hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Hơn 10 vạn lượt khách hành hương về Lễ hội Tháp Bà Ponagar

(CLO) Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một trong những lễ hội dân gian truyền thống có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, thể hiện những nét giao thoa độc đáo giữa hai nền văn hóa Chăm - Việt.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn

Hải Phòng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn

(CLO) Tối 1/5, UBND huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ thành phố Hải Phòng năm 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền Di sản”.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa